Yếu tố giám sát, quản lý về mặt Nhà nước đối với hệ thống giáo dục ĐH hiện nay đang bị buông lỏng. Thực trạng các trường ĐH cố tình "xé rào” các quy định ban hành đã trở thành chuyện phổ biến. Mới đây, khi Bộ GD&ĐT thực hiện động thái khá cứng rắn, đình chỉ tuyển sinh 3 trường ĐH và 12 ngành học do vi phạm, đã cho thấy những yếu kém của đào tạo ĐH cần phải được cương quyết xử lý, dù muộn…
Sau những biện pháp mạnh tay của Bộ GD-ĐT liệu chất lượng giáo dục ĐH có được nâng cao?
Trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Hai năm qua, sau mỗi mùa tuyển sinh ĐH-CĐ là lại xuất hiện hàng loạt những hiện tượng "xé rào”, vi phạm tuyển sinh, vi phạm đào tạo liên kết.
Phải thừa nhận việc các trường vi phạm quy chế, có một phần lỗi không nhỏ (dù là trực tiếp hay gián tiếp) của Bộ GD&ĐT. Bộ này luôn tỏ ra cứng rắn, cương quyết bằng những văn bản "cấm…”, những quy chế khá cụ thể. Nhưng trên thực tế, sự cương quyết đó phần lớn chỉ tồn tại trên… giấy.
Báo chí trong thời gian qua đã tốn không ít giấy mực khi mổ xẻ những tồn tại trên. Hàng loạt sai phạm của các trường được nêu rõ. Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập không ít đoàn thành tra, làm công tác hậu kiểm, xử lý. Nhưng kết quả lại chìm vào im lặng. Có chăng là đưa ra mức phạt "giơ cao, đánh khẽ”, chưa đủ sức răn đe.
Xin lấy một ví dụ nhỏ về mức xử phạt tình trạng xé rào tuyển sinh. Nếu quy định chỉ phạt từ 30-40 triệu đồng thì chẳng khác nào muối bỏ bể, chỉ cần thu học phí của dăm sinh viên/năm là đủ trang trải. Trong khi nhiều trường tuyển vượt chỉ tiêu trên 20%, tương đương hàng trăm sinh viên, ĐH Kinh tế-Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) dẫn đầu khi tuyển vượt 126% chỉ tiêu so với cam kết. Lợi nhuận đặt ra quả không hề nhỏ. Nhưng khía cạnh trên chưa phải là bức tranh toàn cục về những vướng mắc còn tồn tại của giáo dục ĐH. Rất nhiều trường đến nay vẫn không có đất xây dựng, hoặc thành lập 10 năm vẫn chưa có cơ sở vật chất. Có trường lại không có định hướng đào tạo (ĐH Hà Hoa Tiên).
Cần phải nhìn nhận rằng, sự buông lỏng quản lý, để mặc các trường tự "bơi” trong vòng quay xu thế thị trường, nỗ lực vươn tới số lượng để lấy thu bù chi, mà bỏ mặc chất lượng là điều đáng báo động. Sự cảnh báo đáng ngại này phát sinh khi những thế hệ sinh viên ra trường không đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chí của doanh nghiệp, phần lớn phải đào tạo lại. Những cử nhân, trí thức tương lai của đất nước được đào tạo không đảm bảo chất lượng sẽ trở thành gánh nặng, làm trì trệ sự phát triển xã hội. Lỗi đó, thuộc về nhà trường, thuộc về cơ chế quản lý, thuộc về sự lỏng lẻo giám sát, kiểm tra và "giơ cao, đánh khẽ” của Bộ GD&ĐT.
Không đảm bảo tiêu chí, sẽ bị đình chỉ vào 2013
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã quyết định đình chỉ tuyển sinh 12 ngành học (thuộc trường ĐH) do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ hoặc tỷ lệ sinh viên trên giáo viên cơ hữu quá cao. Trong đó, ĐH Chu Văn An bị đình chỉ tuyển sinh 4 ngành; ĐH Lương Thế Vinh bị đình chỉ 4 ngành; ĐH Nguyễn Trãi và Kiến trúc Đà Nẵng bị đình chỉ 2 ngành. Nhiều trường công khai lạm thu; công khai thu phí bằng "đô” trong khi Bộ không cho phép (trường ĐH FPT đã bị xử phạt đầu tiên về hiện tượng này).
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, chất lượng giáo dục ĐH có được cải thiện, hướng đến nâng cao chất lượng hay không, thì bắt buộc phải thanh lọc những trường ĐH-CĐ kém chất lượng. Bộ yêu cầu, đối với những trường vi phạm, yếu kém không đạt đủ tiêu chí, nếu đến năm 2013 chưa thể khắc phục được, có thể Bộ sẽ áp dụng đình chỉ hoạt động, rút giấy phép.
Sự kiện này, được đánh giá là quyết định gây xôn xao dư luận của Bộ GD&ĐT trước khi bước sang năm 2012. Động thái trên được xem là sự mở đầu khá cứng rắn nhằm siết lại kỷ cương quản lý, giám sát ĐH. Tuy nhiên, đó mới là sự mở đầu, nếu sự cứng rắn chỉ dừng lại ở đó nhằm xoa dịu dư luận, thì khó có thể nói cuộc cách mạng đổi mới giáo dục ĐH sẽ đạt những tương lai khả quan.
Hai năm qua, sau mỗi mùa tuyển sinh ĐH-CĐ là lại xuất hiện hàng loạt những hiện tượng "xé rào”, vi phạm tuyển sinh, vi phạm đào tạo liên kết.
Phải thừa nhận việc các trường vi phạm quy chế, có một phần lỗi không nhỏ (dù là trực tiếp hay gián tiếp) của Bộ GD&ĐT. Bộ này luôn tỏ ra cứng rắn, cương quyết bằng những văn bản "cấm…”, những quy chế khá cụ thể. Nhưng trên thực tế, sự cương quyết đó phần lớn chỉ tồn tại trên… giấy.
Báo chí trong thời gian qua đã tốn không ít giấy mực khi mổ xẻ những tồn tại trên. Hàng loạt sai phạm của các trường được nêu rõ. Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập không ít đoàn thành tra, làm công tác hậu kiểm, xử lý. Nhưng kết quả lại chìm vào im lặng. Có chăng là đưa ra mức phạt "giơ cao, đánh khẽ”, chưa đủ sức răn đe.
Xin lấy một ví dụ nhỏ về mức xử phạt tình trạng xé rào tuyển sinh. Nếu quy định chỉ phạt từ 30-40 triệu đồng thì chẳng khác nào muối bỏ bể, chỉ cần thu học phí của dăm sinh viên/năm là đủ trang trải. Trong khi nhiều trường tuyển vượt chỉ tiêu trên 20%, tương đương hàng trăm sinh viên, ĐH Kinh tế-Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) dẫn đầu khi tuyển vượt 126% chỉ tiêu so với cam kết. Lợi nhuận đặt ra quả không hề nhỏ. Nhưng khía cạnh trên chưa phải là bức tranh toàn cục về những vướng mắc còn tồn tại của giáo dục ĐH. Rất nhiều trường đến nay vẫn không có đất xây dựng, hoặc thành lập 10 năm vẫn chưa có cơ sở vật chất. Có trường lại không có định hướng đào tạo (ĐH Hà Hoa Tiên).
Cần phải nhìn nhận rằng, sự buông lỏng quản lý, để mặc các trường tự "bơi” trong vòng quay xu thế thị trường, nỗ lực vươn tới số lượng để lấy thu bù chi, mà bỏ mặc chất lượng là điều đáng báo động. Sự cảnh báo đáng ngại này phát sinh khi những thế hệ sinh viên ra trường không đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chí của doanh nghiệp, phần lớn phải đào tạo lại. Những cử nhân, trí thức tương lai của đất nước được đào tạo không đảm bảo chất lượng sẽ trở thành gánh nặng, làm trì trệ sự phát triển xã hội. Lỗi đó, thuộc về nhà trường, thuộc về cơ chế quản lý, thuộc về sự lỏng lẻo giám sát, kiểm tra và "giơ cao, đánh khẽ” của Bộ GD&ĐT.
Không đảm bảo tiêu chí, sẽ bị đình chỉ vào 2013
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã quyết định đình chỉ tuyển sinh 12 ngành học (thuộc trường ĐH) do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ hoặc tỷ lệ sinh viên trên giáo viên cơ hữu quá cao. Trong đó, ĐH Chu Văn An bị đình chỉ tuyển sinh 4 ngành; ĐH Lương Thế Vinh bị đình chỉ 4 ngành; ĐH Nguyễn Trãi và Kiến trúc Đà Nẵng bị đình chỉ 2 ngành. Nhiều trường công khai lạm thu; công khai thu phí bằng "đô” trong khi Bộ không cho phép (trường ĐH FPT đã bị xử phạt đầu tiên về hiện tượng này).
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, chất lượng giáo dục ĐH có được cải thiện, hướng đến nâng cao chất lượng hay không, thì bắt buộc phải thanh lọc những trường ĐH-CĐ kém chất lượng. Bộ yêu cầu, đối với những trường vi phạm, yếu kém không đạt đủ tiêu chí, nếu đến năm 2013 chưa thể khắc phục được, có thể Bộ sẽ áp dụng đình chỉ hoạt động, rút giấy phép.
Sự kiện này, được đánh giá là quyết định gây xôn xao dư luận của Bộ GD&ĐT trước khi bước sang năm 2012. Động thái trên được xem là sự mở đầu khá cứng rắn nhằm siết lại kỷ cương quản lý, giám sát ĐH. Tuy nhiên, đó mới là sự mở đầu, nếu sự cứng rắn chỉ dừng lại ở đó nhằm xoa dịu dư luận, thì khó có thể nói cuộc cách mạng đổi mới giáo dục ĐH sẽ đạt những tương lai khả quan.
Trong 24 trường ĐH-CĐ được Bộ GD&ĐT thanh tra vừa qua, 10 trường dưới 100 giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn, 3 trường có số giáo viên cơ hữu chưa đến 60 người. Phần lớn tỉ lệ sinh viên/giảng viên quá cao, vượt nhiều lần quy định. Nhiều trường không đủ cơ sở vật chất, có trường chưa có đất để xây dựng, có trường còn chưa định hướng được quy mô đào tạo. Đặc biệt 41 ngành học không có tiến sỹ, 12 ngành không có tiến sỹ và thạc sỹ, thậm chí có ngành chưa có giảng viên cơ hữu. |
Theo Hoàng Anh Thắng
(daidoanket)
Bình luận (0)