Tòa soạnThư đi – tin lại

Hoan hô Thông tư 52

Tạp Chí Giáo Dục

Người tạm trú hợp pháp liên tục tại TP nào từ một năm trở lên sẽ được nhập hộ khẩu tại TP đó. Ảnh: K.N
Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20-1-2011, Thông tư 52/2010 TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về nơi cư trú của công dân; đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng và trách nhiệm quản lý cư trú theo tôi là rất sát sườn và hợp lòng dân. Luật Cư trú, điều kiện đăng ký thường trú tại TP trực thuộc trung ương thì ngoài việc phải có chỗ ở hợp pháp còn phải có thêm điều kiện khác, đó là tạm trú liên tục tại TP đó từ một năm trở lên hoặc được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình phù hợp với quy định. Theo Thông tư 52, đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, cho mượn, cho ở nhờ phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi nhân khẩu, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm. Đối với chỗ ở là nhà ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại TP. Hà Nội và TP.HCM thì diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ phải ghi rõ trong hợp đồng, bảo đảm diện tích tối thiểu là 5m2 sàn/người; diện tích sàn được hiểu và thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở. Những trường hợp có quan hệ gia đình là ông bà (nội, ngoại), cha, mẹ, vợ, chồng và anh, chị, em ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về mối quan hệ này. Là trường hợp nằm trong những diện trên nên tôi thật sự phấn khởi với thông tư này.
Nguyễn Văn Sơn (quận Bình Tân – TP.HCM)

Bình luận (0)