Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Chú trọng tính thực tiễn trong dạy học văn

Tạp Chí Giáo Dục

Vic dy hc môn ng văn gn lin vi ng dng thc tin luôn đưc quan tâm. Trong bi cnh hin nay, khi chương trình ph thông mi đưa vào thc hin cun chiếu khi 10, hai khi còn li là 11 và 12 chưa đi mi, thì tính ng dng thc tin hai cách dy rt khác nhau.


Mt tiết hc đưa di sn văn hóa vào hc đưng din ra ti Trưng THPT Tây Thnh (Q.Tân Phú)

Dưới đây là cách nhìn về những khuyết điểm của phương pháp dạy cũ và hoạt động thực tế của cách dạy văn theo hướng mới trong một tiết thao giảng của giáo viên THPT tại TP.HCM. 

Chương trình cũ: Khiếm khuyết v k năng nghe và nói

Khi nhắc đến 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, lẽ thường người ta nghĩ đó là đặc trưng của môn học ngoại ngữ. Nhưng thực ra 4 kỹ năng này rất cần thiết trong việc dạy học môn ngữ văn. Người xưa dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở” là có ý nhắc nhở chúng ta quan tâm đến việc tập rèn nói năng, nếu không muốn bị chê là “ăn không nên đọi, nói không nên lời”. Thế nhưng, việc dạy cho học sinh kỹ năng nói và nghe hiện nay ở môn ngữ văn còn nhiều bất cập.

Bấy lâu nay việc dạy học môn ngữ văn ở nhà trường phổ thông đang bị bất cân xứng về 4 kỹ năng này cho học sinh. Theo đó, học sinh chủ yếu được rèn luyện nhiều ở mặt đọc và viết, còn kỹ năng nói rất hạn chế, đặc biệt là kỹ năng nghe thì dường như bị bỏ quên. Học sinh chưa có năng lực biết lắng nghe để nhận thức, thấu hiểu mà ứng xử cho phù hợp. Các em chưa quen với lắng nghe để cảm nhận theo cách nghệ thuật, ví dụ như làn điệu của một bài ca dao, âm điệu của một bài thơ, giọng điệu của một áng văn, tiết tấu của một bản nhạc. Về lâu dài, kỹ năng nghe quyết định đến trình độ thưởng thức âm nhạc của người Việt. Đa số người Việt hiện nay chú trọng phần lời bài hát nhiều hơn là tiết tấu âm nhạc. Họ cũng chưa có thói quen thưởng thức nhạc không lời, nhạc giao hưởng. Dự án “nhà hát ngàn tỷ” ở Thủ Thiêm bị dư luận phản ứng mạnh cách đây chưa lâu một phần cũng có nguyên nhân sâu xa xuất phát từ đây. Bên cạnh đó, học sinh yếu về kỹ năng nói, thuyết trình và tranh luận. Cho nên, nhiều em trong lớp học ở trường thì thụ động, rụt rè. Ra ngoài xã hội thì khép nép thu mình vì sợ nói, sợ sai. Tệ hại này kéo dài cho đến khi các em lên môi trường học đường là sinh viên đại học.

Điều đáng nói là, trong chương trình THPT môn ngữ văn hiện hành của khối 11, 12 có nhiều bài học hữu ích và thực tế nhằm phát huy kỹ năng nói cho học sinh, như: Phát biểu theo chủ đề, tự do phát biểu… Song do quá chú trọng về thi cử, điểm số và với tâm lý “thi gì thì dạy học nấy”, nên các bài học này bị xem thứ yếu, giáo viên và học sinh chỉ dạy – học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Còn dạy kỹ năng nghe cho học sinh thì chưa thấy một bài học nào, kể cả đọc thêm, tham khảo. Đây là điểm thiếu sót rất lớn. Thiết nghĩ, cần phải bổ sung thiếu sót này vào chương trình và sách giáo khoa mới sắp áp dụng tới đây.

Tôi nhớ cách đây mấy năm, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có ý kiến rằng nên đưa môn ngữ văn vào thi để xét tuyển sinh đối với ngành y, dược. Ý kiến này nhận được khá nhiều phản biện trái chiều, nhưng không thể phủ nhận mặt hữu lý của nó. Hãy nhìn vào “bức tranh” sử dụng ngôn ngữ cực kỳ “thiếu trong sáng” của những người làm ngành y để đồng cảm với trăn trở này của bà Tiến!

Những năm gần đây, nhiều thí sinh Việt Nam đạt giải cao trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới một phần nhờ vào cách ăn nói lưu loát và ứng xử khôn ngoan của họ về tiếng Việt và cả tiếng Anh. Kỹ năng đó có được là cả một quá trình tích lũy từ việc học ở nhà trường phổ thông.

Chương trình mi: To sn phm khi dy hc văn

Trong buổi tập huấn sử dụng sách giáo khoa ngữ văn 10 của chương trình mới, TS. Nguyễn Hồng Nam (đồng tác giả của bộ sách Chân trời sáng tạo) nhấn mạnh với giáo viên: “Thầy cô dạy gì thì dạy, mục đích cuối cùng là trong mỗi bài học phải giúp các em tạo ra cho được sản phẩm”. Chẳng hạn, trong chương trình ngữ văn 10, bộ sách Chân trời sáng tạo có bài học số 4 với tên gọi Di sản văn hóa (văn bản thông tin). Bài học này có tính ứng dụng cao, vì giúp học sinh cùng lúc có các kỹ năng, như viết được một bản tin theo phong cách ngôn ngữ báo chí, viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu một di sản văn hóa, và biết cách nghiên cứu khoa học về một vấn đề khảo sát từ thực tiễn. Giáo viên môn ngữ văn nhiều trường phổ thông đã có nhiều sáng tạo khi giảng dạy bài học này nhằm đem đến sự hứng thú cho học sinh khi học, giúp các em có các kỹ năng cần thiết về đọc, viết, nói và nghe. Và giúp học sinh biết trân trọng, yêu mến và có ý thức giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc và tạo ra các sản phẩm.

Vừa qua, thầy Trần Ngọc Tuấn cùng cô Huỳnh Thị Mộng Thư (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) đã có buổi thao giảng cụm rất ý nghĩa với mục đích đem di sản văn hóa dân tộc vào học đường. Buổi thao giảng rất thành công, được các thầy cô môn ngữ văn trong cụm tham dự đánh giá cao, thể hiện sự công phu, sáng tạo và đem đến nhiều ý nghĩa trong việc giáo dục. Theo đó, các hoạt động chính của buổi thao giảng là học sinh trình bày sản phẩm nghiên cứu kết hợp với biểu diễn được giáo viên hướng dẫn chu đáo về các di sản văn hóa dân tộc, như: Nhã nhạc cung đình Huế, văn hóa đình thần, văn học dân gian, đờn ca tài tử Nam bộ… Điểm nhấn của buổi thao giảng, theo thầy Trần Ngọc Tuấn, là sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường với giáo dục địa phương – phóng sự về đình thần Tây Thạnh tại địa phương phường Tây Thạnh (Q.Tân Phú). Sự gắn kết giữa giáo dục trong không gian lớp học và ngoài không gian lớp học – học sinh thuyết trình về di sản văn hóa với bộ tranh tường rất ấn tượng trong khuôn viên trường Tây Thạnh. 

Buổi thao giảng giáo dục cho học sinh rất nhiều kỹ năng về quy cách viết một bài nghiên cứu, thuyết trình; kỹ năng nói và nghe; kỹ năng vận dụng các phương tiện hỗ trợ như quay phim, lồng tiếng, sử dụng các phần mềm trình chiếu, sử dụng đường link đưa sản phẩm lên Youtube, thiết kế các poster và quét QRcode Zalo để kết nối sản phẩm… Các kỹ năng ấy của học sinh gắn liền với các tên gọi của từng hoạt động: “Tìm về di sản văn hóa dân tộc” (nghiên cứu và thuyết trình về nhã nhạc cung đình Huế), “Em làm nhà nghiên cứu văn học dân gian”, “Đưa đờn ca tài tử Nam bộ vào học đường” (nghiên cứu, thuyết trình và biểu diễn về đờn ca tài tử Nam bộ), “Sắc màu di sản quê hương” (qua tranh vẽ và mô hình sản phẩm của học sinh), “Em làm hướng dẫn viên du lịch” (học sinh thuyết minh về di sản qua tranh tường như một hướng dẫn viên du lịch).

Một nữ giáo viên lớn tuổi phát biểu sau khi tham dự buổi thao giảng: “Học sinh sẽ học được rất nhiều cách tạo ra sản phẩm từ những tiết học như thế này. Môn ngữ văn sẽ khởi sắc lên, không còn buồn tẻ, lý thuyết “chay” như thực tế tồn tại bấy lâu nay”.

Trn Nhân Trung

 

Bình luận (0)