Tòa soạnThư đi – tin lại

Ngăn ngừa sự “chảy máu chất xám”

Tạp Chí Giáo Dục

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 ngàn sinh viên đang du học tại các nước theo diện học bổng của Nhà nước và hơn 38 ngàn sinh viên du học tự túc. Riêng ở TP.HCM, chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ ở Mỹ, Anh, Úc vẫn còn tiếp tục.  Đây sẽ là những nhân tố làm việc tại các cơ quan Nhà nước sau này, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Chính vì thế, việc ra đời của CLB Du học sinh TP.HCM (viết tắt là VOS) trực thuộc Ban Quốc tế Thành đoàn TP.HCM là vô cùng cần thiết. VOS chính là nơi quy tụ nhiều “chất xám” với các hoạt động tích cực nhằm hướng đến một cộng đồng du học sinh đoàn kết, thành đạt, gắn bó với quê hương. Ông Nguyễn Thiện Nhân – Phó thủ tướng Chính phủ  từng là cựu du học sinh 8 năm ở Đức và Mỹ nói rằng: “Khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì việc du học của thanh niên vừa là học cho mình nhưng cũng là để cứu nước, cứu nhà. Đến học ở nước nào, các bạn phải cố gắng tìm hiểu kỹ văn hóa của nước ấy. Du học sinh chính là “đại sứ” giữa Việt Nam và nước ấy. Làm sao khi trở về nước, các “đại sứ” sẽ giúp người ta đến với nước mình, mình hiểu người ta, người ta sẽ hiểu mình và trân trọng mình”.  Tuy nhiên, bản thân tôi rất đồng tình với sự trăn trở của anhAnh Nguyễn Thành Thắng (nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard Mỹ): “Sau khi học xong quay về nước, chúng tôi sẽ hòa nhập như thế nào. Bản thân tôi rất đau lòng khi thấy nhiều du học sinh học xong thích ở lại bên ấy mà không trở về nước để cống hiến. Phải làm sao ngăn ngừa sự “chảy máu chất xám” này. Nên chăng có những dự án “đặt hàng” khi các du học sinh bắt đầu đi du học?”. Thiết nghĩ, không chỉ riêng anh Nguyễn Thành Thắng mà còn rất nhiều du học sinh trăn trở về điều này. Vì vậy, vai trò củaVOS lúc này cực kỳ quan trọng, tất cả các thành viên hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa tri thức, niềm tự hào dân tộc, học tập xong quay về phục vụ cho nước nhà. Mong lắm thay!
N.RĂNG (TP.HCM) 

Bình luận (0)