Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Làm sống động Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Tạp Chí Giáo Dục

Không gian văn hóa H Chí Minh đưc tái hin sinh đng, lng ghép qua nhiu hình thc giáo dc là cách mà Trưng THPT Lương Thế Vinh (Q.1) đang thc hin, qua đó tng bưc đưa Không gian văn hóa H Chí Minh vào không gian văn hóa trưng hc mt cách hiu qu.


Hc sinh tái hin các câu chuyn v Bác H thông qua vic hc văn, hc lch s

Hc ng văn, lch s qua Không gian văn hóa H Chí Minh

Nhiều bài hát về Bác Hồ như: Dấu chân phía trước; Lời Bác dặn trước lúc đi xa; Bác đang cùng chúng cháu hành quân… lần đầu tiên được học sinh khối 12 Trường THPT Lương Thế Vinh tái hiện sinh động, rực rỡ, đầy hào hùng qua những tiết mục biểu diễn sáng tạo với chủ đề “Hồ Chí Minh – sáng mãi tên Người”. Hoạt động trên là điểm nhấn trong chuỗi chương trình xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được nhà trường triển khai trong năm học 2022-2023, đưa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh phát triển rộng, bao trùm và xuyên suốt hoạt động giáo dục của trường. Bên cạnh đó còn có hoạt động kể chuyện về Bác; Vẽ tranh, viết bài cảm nhận về Bác; Thi tìm hiểu về Bác… Cô Trần Thị Ngọc Trâm (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh) chia sẻ, chương trình văn nghệ chủ đề “Hồ Chí Minh – sáng mãi tên Người” là hoạt động dành riêng cho học sinh khối 12. Các lớp bốc thăm bài hát về Bác, sau đó sáng tạo thêm qua việc kết hợp với những bài hát khác, các tác phẩm văn học trong nhà trường hoặc những mẩu chuyện viết về Bác để làm toát lên các giá trị lịch sử, giáo dục. Trong những tiết mục biểu diễn, ngoài các bài hát, kịch bản xây dựng còn được học sinh khéo léo lồng ghép thêm nhiều tác phẩm văn học trong sách giáo khoa, giúp các tiết mục trở nên gần gũi, chân thực với học sinh hơn. Với mỗi kịch bản, học sinh được giáo viên môn ngữ văn và lịch sử cố vấn để đảm bảo tính chính xác về bối cảnh lịch sử, súc tích trong từng lời diễn đạt. “Học sinh vô cùng sáng tạo, mỗi phần biểu diễn được các em linh hoạt xây dựng với những kịch bản chân thực, xúc động, truyền tải thông qua các hình thức múa, hát, kể chuyện… Có thể cùng một bài hát nhưng mỗi lớp lại có những cách thể hiện, sáng tạo độc đáo khác nhau. Ví dụ, cùng biểu diễn bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, học sinh lớp 12A5 lựa chọn truyền tải qua câu chuyện về lời hứa của Bác ghé thăm một đoàn văn công biểu diễn nhưng chưa trọn vẹn vì “Bác phải đi xa”; dù vậy ai cũng nhớ lời Bác dặn, luôn nỗ lực lao động sáng tạo để động viên đồng bào, chiến sĩ. Trong khi đó, học sinh lớp 12A8 lại sử dụng hiệu ứng sân khấu để làm bật lên giá trị của tiết mục…”, cô Trâm chia sẻ.


Hc sinh đc sách v Bác ti t sách Bác H đt ti thư vin

Thể hiện bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”, học sinh lớp 12A1 đã tái hiện lại bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng và khốc liệt của dân tộc. Đóng vai một chiến sĩ có nhiệm vụ truyền tin mật trong cuộc kháng chiến chống Pháp và bị địch bắt, bị tra tấn dã man nhưng vẫn ngoan cường, em Nguyễn Đinh Thụy Ngân Giang (học lớp 12A1) cho biết việc làm mới các bài hát lịch sử qua chính bối cảnh, không gian lịch sử đã giúp học sinh dễ dàng học và hiểu hơn về lịch sử, về văn học… “Ngày hôm nay chúng em được sống trong hòa bình nên cảm nhận về sự hy sinh, mất mát của các thế hệ đi trước có thể chưa trọn vẹn. Khi làm sống lại khoảng thời gian lịch sử sẽ giúp chúng em cảm nhận rõ nét hơn về sự hy sinh của các thế hệ đi trước, biết ơn Bác với sự lãnh đạo tài tình giúp nhân dân ta giành được độc lập, tự do, từ đó gắng sức học tập, quyết tâm xây dựng đất nước”, Giang bày tỏ.

Đưa Không gian văn hóa H Chí Minh thành không gian văn hóa trưng hc

Lần đầu tiên đưa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh vào các nội dung giáo dục học sinh, cô Trần Thị Ngọc Trâm đánh giá, điều quan trọng nhất mà chương trình mang đến đó là làm sống động Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh trong nhà trường; đưa những giá trị, bài học, tư tưởng đạo đức, phong cách về Bác giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng, gần gũi và tự nhiên, không khiên cưỡng. “Ngay khi chương trình được triển khai vào đầu tháng 10, vào giờ ra chơi không khí các lớp học rộn ràng lời ca, tiếng hát về Bác. Các em hào hứng, say mê tập luyện, tìm hiểu kiến thức, bối cảnh lịch sử, tìm đọc các mẩu chuyện kể về Bác trên thư viện trường. Khi được lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, giao quyền chủ động và đặt hàng cho học sinh thực hiện thì một cách tự nhiên, việc giáo dục các em học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành thói quen. Tình cảm về Bác được thấm sâu vào mỗi học sinh, từ đó góp phần thay đổi tư tưởng, nhận thức của các em trong việc học, rèn luyện”, cô Trâm đánh giá.

Đại diện Ban Giám hiệu Trường THPT Lương Thế Vinh thông tin, do cơ sở vật chất còn hạn chế nên Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được nhà trường xây dựng thông qua việc lồng ghép vào các hoạt động, nội dung chương trình giáo dục của trường và được đẩy mạnh suốt năm học, kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Cụ thể, không gian được thể hiện qua tủ sách Bác Hồ trong thư viện; Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên trang Fanpage trường; Qua các cuộc thi, hoạt động giáo dục… “Muốn xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học thì điều quan trọng nhất là xây dựng được tư tưởng, nhận thức của mỗi học sinh, mỗi giáo viên, làm sao đưa các giá trị về đạo đức, bài học, cuộc đời của Bác trở thành những giá trị học tập cho chính mình để thay đổi hành động, nhận thức. Làm sao đưa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học trở thành không gian văn hóa của nhà trường. Để giáo dục học sinh học tập về Bác thì phải học từng chút và kiên trì, bền bỉ mỗi ngày, trước hết qua các việc làm thiết thực. Đôi khi chỉ đơn giản là việc bỏ rác đúng nơi quy định, vui vẻ hòa nhã với bạn bè, luôn kính trọng thầy cô giáo. Hay đôi khi đó chỉ là việc vượt qua giới hạn của bản thân, mạnh dạn đứng trên sân khấu thể hiện phần trình bày của mình…”, đại diện Trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)