Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những người lính “tàn nhưng không phế”

Tạp Chí Giáo Dục

Vi thương tt lên ti 95%, ngưi thì mù, ngưi thì lit nhưng vi quyết tâm “tàn nhưng không phế”, nhng ngưi lính C H li mt ln na “chiến đu” vi bnh tt đ bo v gia đình, chăm lo cho con cái…


Thương binh Trn Văn Tn trong mt chương trình giao lưu nhân ngày 27-7

Hnh phúc khi đưc cho đi

Là thương binh 1/4 trở về từ chiến trường Campuchia, với suy nghĩ “tàn nhưng không phế” ông Trần Văn Tản (quận 4) luôn lạc quan sống, nuôi con trưởng thành.

Ông Tản sinh năm 1966. Năm 1984, ông tham gia bộ đội và được điều động sang chiến trường Campuchia. Trong một lần tuần tra khu vực biên giới, ông bị trúng mìn của địch và mất đôi mắt, một phần cánh tay trái. Sau nhiều năm điều trị ông được xuất viện với mức độ thương tật vĩnh viễn đến 95%.

Năm 2001, ông lập gia đình. Đến năm 2005, hai con trai kháu khỉnh chào đời nhưng 3 năm sau vợ chồng ông chia tay. Một mình nuôi hai con chưa đầy 3 tuổi với người bình thường đã khó, với một thương binh đặc biệt nặng như ông khó hơn gấp trăm lần. Tuy nhiên, với tinh thần bộ đội Cụ Hồ, ông nỗ lực vượt qua khó khăn nuôi hai con lớn khôn. Hiện tại hai con trai của ông đang học lớp 10, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Ngoài công việc chăm sóc hai con, ông còn tham gia hoạt động tại địa phương với vai trò là Chủ tịch Hội Người mù quận 4, giúp đỡ cho những người mù có cùng hoàn cảnh.

Trăn trở trước việc tạo công ăn việc làm cho người mù, ông cùng câu lạc bộ thương binh phối hợp vận động các nguồn lực để chăm lo, hỗ trợ việc làm cho hội viên.


V chng thương binh Nguyn Hi Quý

“Khi trở về từ chiến trường Campuchia và bị mù cả hai mắt, tôi rất khó khăn mới có thể hòa nhập lại cuộc sống. Nhưng dù sao tôi cũng còn may mắn hơn rất nhiều các anh em, đồng đội nằm lại chiến trường không được trở về. Tôi thấy mình có trách nhiệm và phấn đấu để thấy rằng mình “tàn nhưng không phế”, tham gia các hoạt động địa phương, giúp đỡ cho những người có cùng hoàn cảnh. Được đóng góp một chút công sức của người thương binh cho hoạt động xã hội và địa phương, tôi cảm thấy hạnh phúc”, ông Tản chia sẻ.

“Tài sn” đ li cho con là bng khen, giy khen

Trong căn nhà rộng khoảng 10m2 tại phường 11, quận 3 – nơi sinh sống của gia đình thương binh 1/4 Trần Ngọc Nam, tài sản giá trị không có gì ngoài hàng chục bằng khen, giấy khen của Trung ương, thành phố, các đoàn thể ghi nhận những cống hiến, đóng góp của ông cho xã hội.

“Tài sản để lại cho con là những bằng khen, giấy khen này. Những tài sản này để con tôi thấy rằng người cha này “tàn nhưng không phế”, vẫn đóng góp được nhiều cho xã hội. Hiện tại con tôi đang học nghề tại Trường CĐ Lý Tự Trọng”, ông Nam bày tỏ niềm tự hào.

Ông Nam sinh năm 1967. Năm 1987, ông nhập ngũ Sư đoàn 201, Mặt trận 479. Năm 1988, ông bị thương tại chiến trường Campuchia. Trở về với cuộc sống, ông mang trên người tỷ lệ thương tích 81%, trong đó đốt sống D12 bị gãy xẹp. Sức khỏe giảm sút, không làm được việc nặng, ông phụ vợ làm việc nhà, nuôi con ăn học.

Được địa phương hỗ trợ một xe bán cà phê tại nhà giúp ông có thêm thu nhập mỗi ngày. Ngoài ra, ông còn tham gia làm Tổ phó tổ dân phố, các hoạt động xã hội – Từ những việc vận động hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình khó khăn trong khu phố, đến việc giúp thanh niên lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng… ông đều nhận hết. Đơn cử trong thời gian TP phòng chống dịch Covid-19, ông đã không quản khó khăn, vất vả tham gia vận chuyển hàng hóa; cứ mỗi khi đến năm học mới, ông lại trích một phần phụ cấp ít ỏi để mua sách giáo khoa tặng cho  trẻ mồ côi.

Ông chia sẻ: “Nhìn thấy niềm vui khi ai đó được giúp đỡ khiến tôi rất vui. Phường 11 là phường nghèo nhất quận 3, tổ dân phố nơi tôi ở là tổ nghèo nhất trong phường. Cuộc sống nhiều gia đình còn khó khăn, dựa vào buôn bán, lượm ve chai… Tôi chỉ mong bản thân có sức khỏe để giúp thêm được nhiều người”.

Ngưi thương binh đc bit gp ngưi v “đc bit”

Đó là câu chuyện cảm động của thương binh Nguyễn Hải Quý (quận Phú Nhuận). Trở về từ chiến trường Tây Nam với tỷ lệ thương tật 92%, liệt hoàn toàn 2 chi dưới, được bác sĩ chẩn đoán chỉ sống khoảng 5 năm, ông từng có lần muốn từ bỏ cuộc đời để không tạo gánh nặng cho mọi người xung quanh. Thế nhưng, bằng tình yêu chân thành, chăm sóc chu đáo, tận tình của người vợ – bà Lê Hồng Ngọc – đã giúp ông vượt qua bệnh tật sống đến ngày hôm nay.


Thương binh Trn Ngc Nam bán cà phê đ kiếm thêm thu nh

Ông Quý và bà Ngọc từng có mối tình đẹp. Bà là giáo viên mầm non, ông là người giúp việc cho gia đình giàu có. Cảm mến, họ đã đến với nhau không chút do dự. Năm 1983, ông Quý nhập ngũ, về Quân đoàn 4, Sư đoàn 7, Trung đoàn 165, Tiểu đoàn 5 (Tiểu đoàn bộ). Năm ấy, chiến trường biên giới Tây Nam bước vào giai đoạn cực kỳ khốc liệt, ông Quý được cử sang Campuchia phục vụ chiến trường. Trong một lần hành quân, xe vận tải cùng vũ khí tiến vào căn cứ giặc nhưng chẳng may cán phải mìn do lính Pôn-Pốt đặt. Cả đơn vị chỉ còn duy nhất ông Quý may mắn sống sót nhưng hôn mê bất tỉnh do vết thương quá nặng.

“Đang ở bên bờ vực thẳm của sự sống và cái chết, anh được đơn vị đưa về Việt Nam bằng máy bay quân đội vào Bệnh viện Quân y 175. Kết quả giám định y khoa, anh bị bể cột sống đứt tủy, liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ trăn, trọng thương nặng cột sống thân sau và bể xương chậu do mìn”, bà Ngọc nhớ lại.

Đón chồng trở về không còn lành lặn, và nhiều lần ông Quý từ chối không muốn gặp nhưng bà Ngọc đã mạnh mẽ trả lời: “Không thể vì anh bệnh tật mà em bỏ anh đi, chỉ nghĩ cho riêng em. Em sẽ là người vợ trọn tình, trọn nghĩa, sẽ ở bên anh chăm sóc anh chu đáo”.

Lúc bấy giờ, mới ngoài 20 tuổi, bà Ngọc quyết định tạm dừng công việc giáo viên mầm non để chăm sóc chồng. Hai vợ chồng bà không có con. 38 năm trôi qua, mọi sinh hoạt cá nhân của ông đều một tay bà tận tụy chăm sóc.

“Cũng đôi lúc tôi chạnh lòng vì không có bờ vai nương tựa, chia sẻ như người ta. Cũng không ít người ngỏ lời đến với tôi. Thế nhưng, thấy sự vất vả của mình không là gì so với những đau đớn từ hậu quả chiến tranh mà chồng đang chịu đựng lại khiến tôi thương anh nhiều hơn, tiếp thêm động lực sống cho anh”, bà Ngọc tâm sự.

Minh Phương

Bình luận (0)