Vội rời đảo Lý Sơn khi cơn bão số 3 đang ập đến, nhưng hình ảnh những con người, những số phận nơi đây vẫn cứ ám ảnh tôi trên suốt chặng đường về.
Đón chúng tôi là một căn nhà tềnh toàng đến không thể tềnh toàng hơn. Dù đã được những người dân quanh vùng kể trước về hoàn cảnh của gia đình anh Võ Thành Quan (Khu 2, Thôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn – Quảng Ngãi). nhưng khi đến nơi, nhìn vào căn nhà ấy, thật khó để tưởng tượng được rằng đó lại là nơi ở của 5 con người: 1 mẹ già, 1 đôi vợ chồng không lấy gì làm khoẻ khoắn, và 2 đứa con bệnh tật.
Lúc chúng tôi đến là gần trưa, nhưng chỉ mới có chị Đắc – vợ anh Quan vừa đi làm thuê về. Trên bếp củi, chị Đắc nấu một nồi cơm to, và một nắm rau muống luộc – ấy là bữa cơm của cả gia đình. Chị bảo hôm nay đủ gạo để nấu nồi cơm to như thế đã là tốt lắm rồi.
Là người dân vùng biển lại không thể đi biển, đất trồng không có lấy một tấc, cuộc sống của cả nhà trông vào những buổi làm thuê làm mướn. Mà ông trời thì dường như lại quá khắc nghiệt với gia đình nhỏ ấy. Bởi cả 2 anh chị sức khoẻ đều yếu. Là lao động chính trong gia đình nhưng anh Quan lại có đôi mắt bị tật bẩm sinh, chỉ có thể nhìn thấy những vệt sáng nho nhỏ. Vì vậy cả 2 anh chị đều có rất ít người thuê, hoặc có được thuê thì tiền công cũng chỉ được trả ít hơn bình thường. Đã thế, anh chị lại đau ốm liên miên, nhưng cũng cứ thế mà gắng gượng, chứ tiền đâu mà thuốc với thang.
Đón chúng tôi là một căn nhà tềnh toàng đến không thể tềnh toàng hơn. Dù đã được những người dân quanh vùng kể trước về hoàn cảnh của gia đình anh Võ Thành Quan (Khu 2, Thôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn – Quảng Ngãi). nhưng khi đến nơi, nhìn vào căn nhà ấy, thật khó để tưởng tượng được rằng đó lại là nơi ở của 5 con người: 1 mẹ già, 1 đôi vợ chồng không lấy gì làm khoẻ khoắn, và 2 đứa con bệnh tật.
Lúc chúng tôi đến là gần trưa, nhưng chỉ mới có chị Đắc – vợ anh Quan vừa đi làm thuê về. Trên bếp củi, chị Đắc nấu một nồi cơm to, và một nắm rau muống luộc – ấy là bữa cơm của cả gia đình. Chị bảo hôm nay đủ gạo để nấu nồi cơm to như thế đã là tốt lắm rồi.
Là người dân vùng biển lại không thể đi biển, đất trồng không có lấy một tấc, cuộc sống của cả nhà trông vào những buổi làm thuê làm mướn. Mà ông trời thì dường như lại quá khắc nghiệt với gia đình nhỏ ấy. Bởi cả 2 anh chị sức khoẻ đều yếu. Là lao động chính trong gia đình nhưng anh Quan lại có đôi mắt bị tật bẩm sinh, chỉ có thể nhìn thấy những vệt sáng nho nhỏ. Vì vậy cả 2 anh chị đều có rất ít người thuê, hoặc có được thuê thì tiền công cũng chỉ được trả ít hơn bình thường. Đã thế, anh chị lại đau ốm liên miên, nhưng cũng cứ thế mà gắng gượng, chứ tiền đâu mà thuốc với thang.
Đứa con trai lớn của anh Quan năm nay đã 15 tuổi, nhưng cũng là 15 năm từ đi vệ sinh đến tất cả những việc cá nhân khác, đều phải một tay bố mẹ và người bà gần 80 tuổi làm đỡ vì từ khi sinh ra em đã mắc chứng bệnh đao bẩm sinh.
Đứa con thứ 2 đã học lớp 4 nhưng 4 năm theo học em cũng chỉ viết thành thạo được những cái tên của cả nhà. Lại thêm đôi mắt bị tật giống bố, nhiều khi đến mái tóc xoã xuống mặt em cũng không nhìn thấy và không cảm nhận được.
Chị Đắc thì đã gần 40 tuổi, nhưng từ nhỏ cũng không được học hành, “đi làm thuê, họ trả đồng nào thì lại cầm về đưa hết cho chồng, chứ nó cũng có biết bao nhiêu với bao nhiêu đâu.”- bà nội của 2 cháu giải thích.
Hỏi mỗi tháng nhà chị dùng hết bao nhiêu kg gạo, chị nhẩm nhẩm rồi nói: “để em đi tìm nhà em về, anh ấy tính được chứ em có tính được đâu. Chỉ biết là cứ có tiền thì lại đong gạo, và chỉ khi đó mới có cơm ăn, còn không thì lại ăn cháo, hết nữa thì cả nhà ăn rau cũng xong.”
Trong mảnh vườn trước nhà, anh trồng được ít rau đinh lăng, lá lốt. Mùa này rau bắt đầu xanh tươi mơn mởn. Nói là trồng để ăn, nhưng có khi nào cả nhà được ăn mấy loại rau ấy.
“Thấy nhiều hàng xóm sang xin về để ăn với thịt lợn, thịt bò, đứa cháu thứ 2 cứ luôn miệng hỏi tôi: cái thịt đấy ăn có ngon không bà?, làm tôi thấy chạnh lòng ghê gớm, nào tôi có biết ăn nó thế nào đâu. 74 tuổi rồi, có lẽ tôi đã được ăn từ lâu lắm mà bây giờ quên mất cả mùi vị của nó. Chỉ biết rằng đó là thứ đồ ăn xa xỉ, mà những người như 2 vợ chồng nhà này chỉ dám mơ.”
“Những lúc như thế tôi chỉ ước rằng, một ngày nào đó, nếu có tiền tôi sẽ mua hẳn mấy lạng thịt bò cho chúng nó ăn thử xem mùi vị nó ra làm sao? nhưng ước thì ước thế thôi chứ bao năm nay tôi đã làm được cái việc ấy cho các con các cháu đâu.”
Nói rồi nước mắt bà cụ lại rơi như thể đã lâu lắm rồi, cụ mới nói ra được những tâm sự chất chứa trong lòng mình.
Trong lúc này, chị Đắc vẫn loay hoay chật vật với nồi cơm đang nấu dở, lửa thì liên tục tắt chỉ vì hôm qua trên hòn đảo này lại có mưa. Số củi dự trữ bị ướt hết. Vì trong cái ngôi nhà nhỏ đã cũ đến độ rách nát ấy, 5 người nằm ra đã hết cả cái nhà, mưa dột thì cố thu nhau vào một góc, chứ lấy đâu ra chỗ để bỏ củi.
2 mẹ con và hơn 30 năm sống bằng nghề ăn xin
Đứa con thứ 2 đã học lớp 4 nhưng 4 năm theo học em cũng chỉ viết thành thạo được những cái tên của cả nhà. Lại thêm đôi mắt bị tật giống bố, nhiều khi đến mái tóc xoã xuống mặt em cũng không nhìn thấy và không cảm nhận được.
Chị Đắc thì đã gần 40 tuổi, nhưng từ nhỏ cũng không được học hành, “đi làm thuê, họ trả đồng nào thì lại cầm về đưa hết cho chồng, chứ nó cũng có biết bao nhiêu với bao nhiêu đâu.”- bà nội của 2 cháu giải thích.
Hỏi mỗi tháng nhà chị dùng hết bao nhiêu kg gạo, chị nhẩm nhẩm rồi nói: “để em đi tìm nhà em về, anh ấy tính được chứ em có tính được đâu. Chỉ biết là cứ có tiền thì lại đong gạo, và chỉ khi đó mới có cơm ăn, còn không thì lại ăn cháo, hết nữa thì cả nhà ăn rau cũng xong.”
Trong mảnh vườn trước nhà, anh trồng được ít rau đinh lăng, lá lốt. Mùa này rau bắt đầu xanh tươi mơn mởn. Nói là trồng để ăn, nhưng có khi nào cả nhà được ăn mấy loại rau ấy.
“Thấy nhiều hàng xóm sang xin về để ăn với thịt lợn, thịt bò, đứa cháu thứ 2 cứ luôn miệng hỏi tôi: cái thịt đấy ăn có ngon không bà?, làm tôi thấy chạnh lòng ghê gớm, nào tôi có biết ăn nó thế nào đâu. 74 tuổi rồi, có lẽ tôi đã được ăn từ lâu lắm mà bây giờ quên mất cả mùi vị của nó. Chỉ biết rằng đó là thứ đồ ăn xa xỉ, mà những người như 2 vợ chồng nhà này chỉ dám mơ.”
“Những lúc như thế tôi chỉ ước rằng, một ngày nào đó, nếu có tiền tôi sẽ mua hẳn mấy lạng thịt bò cho chúng nó ăn thử xem mùi vị nó ra làm sao? nhưng ước thì ước thế thôi chứ bao năm nay tôi đã làm được cái việc ấy cho các con các cháu đâu.”
Nói rồi nước mắt bà cụ lại rơi như thể đã lâu lắm rồi, cụ mới nói ra được những tâm sự chất chứa trong lòng mình.
Trong lúc này, chị Đắc vẫn loay hoay chật vật với nồi cơm đang nấu dở, lửa thì liên tục tắt chỉ vì hôm qua trên hòn đảo này lại có mưa. Số củi dự trữ bị ướt hết. Vì trong cái ngôi nhà nhỏ đã cũ đến độ rách nát ấy, 5 người nằm ra đã hết cả cái nhà, mưa dột thì cố thu nhau vào một góc, chứ lấy đâu ra chỗ để bỏ củi.
2 mẹ con và hơn 30 năm sống bằng nghề ăn xin
Gần 30 năm rồi bà cụ vẫn một mình đi ăn xin để duy trì cuộc sống cho mình và cho đứa con đã hơn 30 tuổi mắc bệnh thần kinh.
|
Thấp thoáng trong nhóm người đi khám bệnh miễn phí do Hội Thầy thuốc trẻ Hà Nội về với đảo Lý Sơn, ai cũng chú ý đến một bà cụ lưng đã còng rệp, đội chiếc nón lá đã rách tả tơi, vừa đi vừa chống gậy. Cứ mỗi một đoạn ngắn bà cụ lại dừng lại để nghỉ. Hỏi ra mới biết lâu lắm rồi, những người dân xóm chợ đã quen với hình ảnh bà cụ ăn xin ấy.
Bà cụ đó là Bùi Thị Quạ, Thôn Đông, xã An Vĩnh Lý Sơn, Quảng Ngãi
Theo lời kể của những người dân nơi đây, trước kia người ta còn thấy có một đứa bé thường xuyên dẫn bà cụ đi khắp chợ để xin từng con cá vụn. Ấy là khi đứa trẻ còn nhỏ và là khi đôi mắt của cụ vẫn còn mù loà.
Sau này khi được nhà nước hỗ trợ cho mổ mắt miễn phí, mắt cụ đã sáng ra, thì cũng từ đó người ta không còn thấy đứa trẻ kia đi xin theo cụ nữa. Đứa trẻ ngày xưa ấy chính là đứa con gái duy nhất của cụ. Bây giờ chị đã hơn 30 tuổi nhưng lại điên điên khùng khùng nên chỉ ở nhà. Mỗi lần lên cơn chị không thèm nhận cụ là mẹ, thế là 2 mẹ con lại cãi nhau, rồi đánh nhau…
Đến thăm cụ, và tặng cụ một ít quà, chẳng thể nói được nhiều, bởi đôi bàn tay cụ cứ nắm chặt lấy tay tôi. Rồi những giọt nước mắt cứ thế mà lăn dài trên khuôn mặt già nua đầy những vết nhăn nhúm ấy.
….
Rời nhà cụ khi cơn mưa chiều đã đuổi theo dần đến đầu ngõ, tôi vẫn nhớ như in những giọt nước mắt của cụ và cả cái níu tay của cô bé bị bệnh đao kia nữa khi chúng tôi nói lời tạm biệt để trở về Hà Nội. Lại thoáng nghe loa phát thanh thông báo ngoài biển đang xuất hiện bão, tôi chợt thấy chạnh lòng khi nghĩ đến ngôi nhà nhỏ liêu xiêu, dột nát, nằm ngay cạnh bờ biển của cụ Quạ, liệu sẽ thế nào khi cơn bão tràn qua?
Bà cụ đó là Bùi Thị Quạ, Thôn Đông, xã An Vĩnh Lý Sơn, Quảng Ngãi
Theo lời kể của những người dân nơi đây, trước kia người ta còn thấy có một đứa bé thường xuyên dẫn bà cụ đi khắp chợ để xin từng con cá vụn. Ấy là khi đứa trẻ còn nhỏ và là khi đôi mắt của cụ vẫn còn mù loà.
Sau này khi được nhà nước hỗ trợ cho mổ mắt miễn phí, mắt cụ đã sáng ra, thì cũng từ đó người ta không còn thấy đứa trẻ kia đi xin theo cụ nữa. Đứa trẻ ngày xưa ấy chính là đứa con gái duy nhất của cụ. Bây giờ chị đã hơn 30 tuổi nhưng lại điên điên khùng khùng nên chỉ ở nhà. Mỗi lần lên cơn chị không thèm nhận cụ là mẹ, thế là 2 mẹ con lại cãi nhau, rồi đánh nhau…
Đến thăm cụ, và tặng cụ một ít quà, chẳng thể nói được nhiều, bởi đôi bàn tay cụ cứ nắm chặt lấy tay tôi. Rồi những giọt nước mắt cứ thế mà lăn dài trên khuôn mặt già nua đầy những vết nhăn nhúm ấy.
….
Rời nhà cụ khi cơn mưa chiều đã đuổi theo dần đến đầu ngõ, tôi vẫn nhớ như in những giọt nước mắt của cụ và cả cái níu tay của cô bé bị bệnh đao kia nữa khi chúng tôi nói lời tạm biệt để trở về Hà Nội. Lại thoáng nghe loa phát thanh thông báo ngoài biển đang xuất hiện bão, tôi chợt thấy chạnh lòng khi nghĩ đến ngôi nhà nhỏ liêu xiêu, dột nát, nằm ngay cạnh bờ biển của cụ Quạ, liệu sẽ thế nào khi cơn bão tràn qua?
Theo Vietnamnet
Bình luận (0)