Hội nhậpThế giới 24h

GDP của Nhật suy giảm kỷ lục

Tạp Chí Giáo Dục

Mới chỉ cách đây vài tháng Nhật Bản từng được dự đoán có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong số các nước phát triển trên thế giới, giờ quốc gia này lại đang rơi vào tình trạng tồi tệ nhất.
Mới đây, Văn phòng nội các nước này đã thông báo mức sụt giảm GDP hàng năm trong quý IV là 12.7 %. Đây là sự suy giảm trầm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1974 và suy giảm gấp hai lần so với các nước Châu Âu và Mỹ.
Cuộc khủng hoảng tín dụng làm tê liệt hệ thống tài chính Mỹ có thể đã đánh gục những thế lực hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Nhật từ năm 2002 đến 2007: đó là thị trường bong bóng tiêu dùng Mỹ và đồng Yên ít giá trị. Tốc độ suy giảm này đã khiến cho các công ty không khỏi ngỡ ngàng. Tiêu biểu, tập đoàn xe hơi Toyota trong tháng này đã dự đoán mức thua lỗ 450 tỷ Yên (tương đương 4.9 tỷ USD), trái ngược hoàn toàn so với mức dự đoán lợi nhuận có thể giành được là 550 tỷ Yên trong tháng 11. “Chúng tôi cho rằng đây sẽ là một sự suy giảm mang tính chu kỳ đối với nền kinh tế Nhật” – Ông Glenn Maguire, trưởng đại diện kinh tế của Societe Generale SA tại Hồng Kông nói – “Hiện tại nó thực sự là một sự suy giảm theo khung cấu trúc”. Do vậy, chúng ta nên xem xét một số giải pháp ổn định trong tiêu dùng toàn cầu, tuy nhiên nó sẽ không giống nhau để có thể sẵn sàng cấp vốn tiêu dùng trong khi đang gánh vác nợ nần.
Tháng trước Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự đoán nền kinh tế Nhật trong năm 2009 sẽ sụt giảm 2.6 %, Mỹ sụt giảm 1.6 % và Châu Âu với 2%. Trong tháng 11, Quỹ cũng từng dự đoán Nhật sẽ vượt xa các đối thủ của mình. Sau đó ngành sản suất công nghiệp nước này sụt giảm mạnh nhất trong vòng 55 năm trong quý IV và tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh nhất trong vong 41 năm qua kể từ tháng 12. Các tập đoàn lớn như Panasonic, Pioneer, Nissan và NEC thông báo cắt giảm 65,000 công nhân trong tháng vừa qua.
Theo như ông Allen Sinai – nhà kinh tế chủ chốt của viện nghiên cứu quyết định kinh tế (Decision Economics Inc) tại New York thì thời kỳ hoàng kim của tín dụng ở Mỹ kết thúc sẽ dẫn đến việc thay đổi trong tiêu dùng của người dân nước này và có thể sẽ để lại những ảnh hưởng lớn và lâu dài cho các nền kinh tế phụ thuộc vào nó. Các nhà xuất khẩu lớn như Toyota và Canon chỉ tiêu thụ được hơn 1/3 doanh số bán tại khu vực Bắc Mỹ. “Các công ty có kế hoạch kinh doanh nhắm vào tiêu dùng ở Mỹ với mức tăng 3% như ở các thập kỷ trước đều bị sốc.” – ông Sinai nói trong cuộc phỏng vấn tại Tokyo sau khi tóm tắt hoạt động kinh doanh của Nhật dựa trên triền vọng phát triển của Mỹ.
Việc đầu tư vào công suất sản suất trong 6 năm đến năm 2007 khi Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng dài nhất hậu thế chiến thứ II có thể là mối lo cho nhiều nhà máy và công nhân không còn được cần đến nữa. Toyota đã dự báo mức thua lỗ đầu tiên trong 7 thập kỷ qua và sẽ hạ mức sản xuất nội địa xuống ½ trong quý này. “Các nhà sản suất đã tiến hành xóa bỏ cơ cấu suất xuất dư thừa.”- Ông Hiroshi Shiraishi nhà kinh tế học của công ty BNP Paribas tại Tokyo cho biết “Việc này sẽ tốn khá nhiều nhiều thời gian.”
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến nền kinh tế này là sự tăng giá của đồng Yên. Đồng Yên Nhật được giao dịch trung bình 90 Yên mỗi USD cho đến quý này, tăng 22 % từ mức trung bình 115 Yên trong thời kỳ tăng trưởng 6 năm kết thúc năm 2007.
Việc đồng Yên tăng vọt là do các nhà đầu tư giảm hoạt động thương mại khi vay tiền ở Nhật để đầu tư vào các quốc gia có tỉ lệ lãi suất cao hơn có thể đạt mức 0.5 hoặc thấp hơn  từ năm 1995. “Điều khiến Nhật Bản nổi trội là do chúng tôi có một loại hình tiền tệ nóng.”- Ông Jesper Koll, trưởng văn phòng của hội đầu tư nghiên cứu Tantallon tại Tokyo nói – “Điều khiến chúng tôi khác với Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ là do chính đồng tiền tệ của chúng tôi, đồng Yên được đánh giá cao so với các đơn vị tiền tệ khác”.
Sự bùng nổ của cái gọi là hiện tượng bóng bóng đồng Yên suy yếu theo như cách gọi của ông Eisuke Sakakibara, cựu chuyên viên tiền tệ của bộ tài chính có thể không đem lại lợi nhuận cho các nhà sản suất ô tô hoặc điện tử trong nước. Theo như tin tức của báo Ashashi tập đoàn Toshiba được dự đoán về mức thua lỗ là 3,1 tỷ USD sẽ hoãn việc xây dựng hai xưởng sản xuất con chip điện tử trong nước. Tập đoàn cũng chuyển sang sản suất ở Nam Á để cắt giảm chi phí. “Khả năng tự điều chỉnh rất nhanh của Đồng Yên đối với các giá trị dư thừa đã khiến cho năng suất đặt ra với mục đích hồi phục kinh tế đã trở nên không cần thiết.”-Ông Maguire của công ty Societe Generale nói – “Việc sản xuất vượt mức đang diễn ra ở Nhật không còn có thể đứng vững trong nền kinh tế này nữa.” Theo như ông Tetsuro Sugiura, chuyên viên kinh tế tại viện nghiên cứu Mizuho: “Chắc chắn, quyết định cắt giảm sản suất và sa thải công nhân của các công ty có nghĩa là họ sẽ sản xuất  tốt hơn chỉ khi nhu cầu thị trường  tăng”.
Trong suốt thập kỷ gọi là thua lỗ giống như các thị trường bóng bóng chứng khoán và bất động sản của Nhật trong đầu những năm 1990 khi các công ty lần lượt cắt giảm sản suất và sa thải công nhân hàng loạt.“Tình trạng này không quá bi quan như những gì bạn thấy.” – Ông Sugiura nói – “Các công ty đều cho rằng trong tình hình  suy thoái kinh tế khắc nghiệt này, họ vẫn có thể tồn tại được. Họ sẽ điều chỉnh rất rất nhanh”.
Bùi Huyền (dddn)
 

Bình luận (0)