Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Nhiều lao động trẻ ở Đồng bằng sông Cửu long:Không đủ sức chịu áp lực công việc

Tạp Chí Giáo Dục

LĐ trẻ cần rèn luyện SK để làm việc với cường độ cao.

Qua một thông tin từ Sở Y tế Đồng Tháp, vấn đề sức khoẻ của lao động trẻ ở Đồng Tháp (nói riêng), ĐBSCL (nói chung) đang là vấn đề đáng quan tâm…

Theo Sở Y tế Đồng Tháp: Từ năm 2006 – 2008, bình quân chỉ có 39% thanh niên đủ điều kiện sức khoẻ thi hành nghĩa vụ quân sự/số thanh niên đến khám tuyển. Trong số đủ sức khoẻ, sức khoẻ loại 1 chỉ chiếm tỉ lệ 20%, thấp hơn loại 2 (36,7%) và loại 3 (39,2%). Riêng năm 2008, có 4.773/12.530 thanh niên được khám đủ điều kiện sức khoẻ, trong đó chỉ có 778 thanh niên đạt sức khoẻ loại 1.

Thực trạng nêu trên cho thấy sức khoẻ của thanh niên đang độ tuổi sung mãn nhất (18 – 25) là rất đáng báo động. Đây cũng chính là một trong những cản ngại khiến không ít lao động (LĐ) tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng không đủ sức chịu đựng áp lực công việc cường độ cao; kể cả làm việc trong nước hay tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ). Ơ huyện Phú Tân (Cà Mau), trong số 4.300 LĐ tìm được việc làm trong năm 2008 có đến 73% làm việc tại các khu công nghiệp (KCN) ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, không ít LĐ sau đó phải "quy cố hương" do không chịu nổi áp lực công việc hoặc thu nhập thấp. Điều đó phần nào cho thấy, không đảm bảo sức khoẻ LĐ khó chịu được áp lực công việc với cường độ cao, kỷ luật LĐ chặt chẽ. Tại hội nghị tổng kết công tác XKLĐ tỉnh Kiên Giang mới đây cũng có nhận định: Thị trường Trung Đông do thời tiết khắc nghiệt, nhiều LĐ không thích nghi được phải bỏ hợp đồng về nước trước hạn.

Sức khoẻ rõ ràng là một trong những nguyên nhân khiến không ít LĐ trẻ ở ĐBSCL không chịu được áp lực công việc cường độ cao, làm việc với tác phong công nghiệp tại các DN ở các KCN. Thế nhưng, nhu cầu tạo việc làm tại chỗ ở các địa phương vùng ĐBSCL lại chưa đáp ứng nhu cầu việc làm của lực lượng LĐ.

Mỗi năm bình quân Trà Vinh có trên 10.000 LĐ đi làm việc ngoài tỉnh. Bình quân mỗi năm Kiên Giang cũng chỉ giải quyết được việc làm tại chỗ cho 12.000 LĐ, trong khi có đến 55.000 LĐ cần việc làm/năm. Sau khi thị trường Malaysia bị "thất sủng", năm 2009 Sóc Trăng đang tính tới chọn thị trường Trung Đông, Nga… Âậy nhưng, liệu với phương án này NLĐ có rơi vào tình trạng bỏ hợp đồng vì không chịu được thời tiết khắc nghiệt như NLĐ ở Kiên Giang từng "vướng"?

Rõ ràng, cùng với việc đào tạo nghề, trang bị kỹ năng… cho lực lượng LĐ cần việc làm, các ngành chức năng ở các tỉnh/thành khu vực ĐBSCL cần tính tới yếu tố sức khoẻ của NLĐ khi tư vấn việc làm. Điều không kém phần quan trọng nữa chính là bản thân mỗi LĐ trẻ cũng cần có ý thức rèn luyện sức khoẻ để thích nghi với công việc cường độ cao tại các môi trường có cơ hội việc làm…

 
Lê Như Giang (laodong)

Bình luận (0)