Phạm Trung Lâm ở Công ty CP Thực phẩm Masan đã chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp với từng nhân viên. Bản thân anh lúc bấy giờ cũng xin không nhận lương đến khi doanh thu của công ty được phục hồi
Tại chương trình tuyển dụng quản trị viên tập sự của Công ty CP Thực phẩm Masan, giám đốc kinh doanh trẻ Phạm Trung Lâm nói: “Năm nay, tôi đặt mục tiêu làm cho doanh thu của công ty tăng gấp 3 lần”. Nhiều đại biểu đã không khỏi bất ngờ trước lời tuyên bố của anh khi không ít doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì kinh tế suy thoái. Giám đốc Phạm Trung Lâm cho rằng đó không phải là lời nói suông mà chính là mục tiêu để anh hướng tới khi chinh phục thị trường bán lẻ tại VN.
Phạm Trung Lâm (bìa trái) cùng các đồng nghiệp tại Masan Food
Chia sẻ khó khăn
Phạm Trung Lâm đến với Công ty CP Thực phẩm
Nghề kinh doanh cũng như bao nghề khác luôn đòi hỏi sự táo bạo và khả năng sáng tạo. Cần phải học hỏi, cập nhật thông tin, tìm hiểu tâm lý khách hàng… Nếu thiếu những tố chất ấy thì sẽ thất bại”. (Phạm Trung Lâm)
|
Để khắc phục sự cố, lấy lại lòng tin của khách hàng, anh tuyển người, phát triển lại hệ thống bán lẻ. Thế nhưng, mọi chuyên không đơn giản như anh nghĩ. Vài tháng sau khi nhận việc, doanh thu công ty từ 12 tỉ đồng rớt xuống chỉ còn phân nửa. Những chương trình khuyến mãi, những phần quà gửi đến các hệ thống cửa hàng vẫn không khắc phục được sự cố. Sau nhiều lần suy nghĩ, Phạm Trung Lâm quyết định chọn chiến lược: “Doanh số đến đâu, con người đến đó”. Bài toán cắt giảm nhân sự được anh nghĩ tới. Anh đã chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp với từng nhân viên, động viên một số bộ phận tạm ngưng hoạt động. Bản thân anh lúc bấy giờ cũng xin không nhận lương đến khi doanh thu của công ty được phục hồi. Sự chia sẻ khó khăn của anh được nhiều nhân viên hưởng ứng. Tiếp theo đó, hàng loạt sản phẩm mới ra đời cùng công nghệ tiên tiến giúp sản phẩm của công ty dần lấy lại cảm tình của khách hàng.
Đương đầu với thử thách
Xuất thân là quản trị viên cho bộ phận kinh doanh của Công ty Unilever, anh đã học hỏi rất nhiều ở những người quản lý đến từ các nước. Rồi khi được Công ty Unilever đưa về miền Trung làm việc, anh cũng không ngần ngại vì phải xa nhà. Thế nhưng, trở ngại đầu tiên khi anh đến đây chính là con người vì nhân viên của anh không ít người lớn tuổi. Do đó, anh luôn đặt công việc lên hàng đầu và luôn lắng nghe ý kiến của mọi người để hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, doanh số của công ty tăng lên 40 tỉ đồng – một con số kỷ lục lúc bấy giờ. Anh được đề bạt làm trưởng chi nhánh miền Trung khi mới 28 tuổi, quản lý 34 nhân viên kinh doanh.
Lúc về làm việc tại Nestlé VN với vai trò giám đốc phát triển nhãn hiệu, anh cũng có nhiều kỷ niệm. Khi ấy, sản phẩm tồn kho của Nestlé rất lớn mà anh lại được giao nhiệm vụ giải quyết hết hàng tồn chỉ trong 2 tháng. Anh nói: “Thời gian ấy, chiều nào tôi cũng đi từ tòa nhà Yoko quận 1- TPHCM đến vòng xoay Hàng Xanh suy nghĩ cách khắc phục hệ thống phân phối”. Cuối cùng, anh chọn giải pháp mở rộng nhà phân phối, tập trung phát triển nhân lực. 12 nhà phân phối ra đời tại TPHCM cùng các tỉnh đã góp phần làm cho sản phẩm tồn kho được giải quyết. Kèm theo đó, chiến lược xây dựng đội ngũ bán hàng thông qua tuyển quản trị viên đã góp phần cho sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Không ngừng khổ luyện
“Muốn thành công, các bạn hãy dám nghĩ, dám làm, phải chịu được áp lực trong công việc”- anh thường chia sẻ với các bạn sinh viên trong những chương trình giao lưu, những buổi tư vấn nghề nghiệp. Với anh, muốn thành công phải chịu khó học tập, không ngừng khổ luyện. Ở anh luôn có những mục tiêu, những thách thức mới do anh đặt ra để từ đó phấn đấu không ngừng. Anh đúc kết kinh nghiệm: “Trong kinh doanh, muốn thành công phải biết gây cảm hứng cho khách hàng. Muốn thế, người kinh doanh phải am hiểu khách hàng, biết khách hàng cần gì và muốn gì”.
Bình luận (0)