Những ngày nắng nóng, bạn hãy chọn loại thức uống có tác dụng bồi bổ và làm mát cho cơ thể, trong đó có sữa chua. Sữa có vị càng chua càng tốt, có nghĩa là lượng vi khuẩn có ích càng nhiều. Nên sử dụng sữa chua tươi không đường là tốt nhất.
> Ăn ít muối – tốt cho sức khoẻ
Sữa chua có tác dụng hữu hiệu đối với sức khỏe nhờ có chứa hai thành phần chính là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium. Chúng giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. Sữa chua có chứa một lượng rất ít chất lactose. Đây chính là điều kiện tốt nhất cho những ai có vấn đề về tiêu hóa mỗi khi ăn một sản phẩm được chế biến từ bơ, sữa.
Các thành phần có trong sữa chua giúp giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.
Giá trị của sữa chua với sức khỏe
– Duy trì thể trọng lý tưởng: Do trong sữa chua có chứa nhiều canxi, đây là chất xúc tác hiệu quả giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ thừa rất nhanh.
– Tạo cảm giác ngon miệng: Tiêu thụ tối thiểu 250mg sữa chua/ngày sẽ giúp tăng cường vitamin B, sinh tố giúp duy trì cảm giác ngon miệng. Ở trẻ kén ăn, sữa chua có thể kích thích trẻ ăn nhiều hơn, nhờ sữa chua có tác dụng tiêu hóa đường lactose giúp trẻ dung nạp thức ăn tốt hơn.
– Tăng cường tuổi thọ: Những người tiêu thụ sữa chua 3 lần/tuần có thể tăng tuổi thọ cao hơn so với những người chỉ ăn 1 lần/tuần. Những vi khuẩn có trong sữa chua còn giúp ngừa viêm khớp.
– Bình thường hóa những chức năng của ruột: Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp bình thường hóa chức năng của ruột sau khi đã bị tổn thương vì thuốc trụ sinh. Sữa chua chỉ chứa một lượng rất ít lactose, đây chính là điều kiện tốt cho những ai có vấn đề về tiêu hóa mỗi khi tiêu thụ các sản phẩm làm ra từ bơ, sữa.
Các thành phần của sữa chua giúp giảm thiểu những vi khuẩn gây hại cho đường ruột, nhờ sản sinh ra một loại kháng sinh đặc biệt làm chậm quá trình sinh sôi nảy nở của vi khuẩn độc hại.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Sữa chua có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng và đường hô hấp trên do vi rút gây nên như cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra, sữa chua còn ngừa viêm loét dạ dày nhờ vào những vi khuẩn lên men có trong sữa chua bám vào niêm mạc đường tiêu hóa và tiết ra chất kháng sinh tự nhiên đồng thời kìm hãm sự sinh sôi nảy ở của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
– Chữa sâu răng và hôi miệng: Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ loại trừ các vi trùng gây hôi miệng ra khỏi khoang miệng. Sữa chua còn chống lại hơi thở có mùi, giúp vệ sinh răng miệng và diệt các vi khuẩn hiện hữu trên bề mặt của lưỡi.
– Giúp xương chắc khỏe: Hàm lượng chất vôi dồi dào có trong sữa chua có khả năng tăng cường độ khỏe mạnh và cứng cáp của khung xương cũng như giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương rất hiệu quả đồng thời hạn chế mầm mống gây bệnh ung thư.
Cách bảo quản và chọn lựa
Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh. Khi mua, bạn nhớ xem kỹ thời hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.
Cũng giống như kem, sữa chua có khuynh hướng bị đục khi gần hết thời hạn sử dụng. Điều này có nghĩa là sữa chua vẫn còn dùng được, khi bạn khuấy hoặc lắc đều nó trước khi sử dụng. Sữa chua mua ngoài hoặc chế biến tại nhà có thể để đông lạnh trong hộp kín khoảng 6 tuần lễ.
Điều này tùy thuộc vào thành phần chất phụ gia và loại sản phẩm mà sữa chua có độ lỏng nhiều hoặc ít. Vì thế, bạn cần lưu ý nhãn hiệu sản phẩm, mùi vị và thành phần phụ gia của sữa chua khi chọn mua sao cho phù hợp với nhiệt độ nơi mình sống. Có thể bảo quản sữa chua bằng hình thức cấp đông (bỏ trong ngăn đá), trước khi ăn bỏ vào tủ lạnh để mềm lại.
Theo Thạch Thảo
Ẩm thực
Bình luận (0)