Giếng, bể nước bị ô nhiễm, trở thành mối nguy hiểm cho các bệnh truyền nhiễm, đường tiêu hoá, dịch tả, thương hàn… Biết cách bảo vệ nguồn nước và tạo nguồn nước sạch sẽ giúp bạn bảo vệ gia đình tránh xa bệnh tật.
Làm sạch nước bẩn
Theo Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, trong mưa lũ người dân thường dùng ni lông và nắp bịt miệng giếng, song nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng bởi nắp và ni lông chỉ được ngăn rác, cặn, chứ không ngăn được nước bẩn tràn xuống giếng.
Trong mưa lũ, nếu hứng được nước mưa để nấu nướng ăn uống là tốt nhất. Nếu không thể múc dùng nước bẩn nhưng phải được làm trong bằng phèn chua hòa vào nước (1g phèn chua/20 lít nước), để 30 phút cho lắng cặn, rồi gạn lấy nước trong để dùng. Cách làm trong nước như sau:
Lấy miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay (khoảng 1g) hòa tan phèn vào một gáo nước rồi đổ vào xô đựng nước khoảng 20 – 25 lít và khuấy đều. Sau 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong.
Muốn làm trong lượng nước nhiều hơn, hãy dùng xô chứa được 20 lít, đong nước đổ vào các dụng cụ lớn hơn như chum, vại, lu hay thùng nước, bể nước, rồi lấy lượng phèn chua để làm trong nước theo tỷ lệ nêu trên (1g phèn cho 20 -25 lít nước). Khi làm trong nước ở các dụng cụ chứa nước lớn như vậy thì phải múc lấy nước trong ở trên đổ sang vật chứa khác để khử khuẩn.
Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước, lọc nhiều lần cho đến khi nước trong mới khử khuẩn.
Sau đó, nước cần được khử trùng bằng hóa chất chloramine B hoặc clorua vôi. Tại hộ gia đình, Chloramine B dạng viên 0,25g (hoặc 1g) rất tiện để khử trùng nước chứa trong chum, vại, xô, chậu… Chú ý khử trùng xong, nước phải có mùi clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Sau khi khử trong 30 phút là dùng được nước. Tuyệt đối không được khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn sẽ hấp thụ hết clo hoạt tính, làm mất tác dụng khử trùng của clo. Dù nước đã khử trùng, người dân vẫn phải đun nước sôi mới được uống.
Theo Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, trong mưa lũ người dân thường dùng ni lông và nắp bịt miệng giếng, song nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng bởi nắp và ni lông chỉ được ngăn rác, cặn, chứ không ngăn được nước bẩn tràn xuống giếng.
Trong mưa lũ, nếu hứng được nước mưa để nấu nướng ăn uống là tốt nhất. Nếu không thể múc dùng nước bẩn nhưng phải được làm trong bằng phèn chua hòa vào nước (1g phèn chua/20 lít nước), để 30 phút cho lắng cặn, rồi gạn lấy nước trong để dùng. Cách làm trong nước như sau:
Lấy miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay (khoảng 1g) hòa tan phèn vào một gáo nước rồi đổ vào xô đựng nước khoảng 20 – 25 lít và khuấy đều. Sau 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong.
Muốn làm trong lượng nước nhiều hơn, hãy dùng xô chứa được 20 lít, đong nước đổ vào các dụng cụ lớn hơn như chum, vại, lu hay thùng nước, bể nước, rồi lấy lượng phèn chua để làm trong nước theo tỷ lệ nêu trên (1g phèn cho 20 -25 lít nước). Khi làm trong nước ở các dụng cụ chứa nước lớn như vậy thì phải múc lấy nước trong ở trên đổ sang vật chứa khác để khử khuẩn.
Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước, lọc nhiều lần cho đến khi nước trong mới khử khuẩn.
Sau đó, nước cần được khử trùng bằng hóa chất chloramine B hoặc clorua vôi. Tại hộ gia đình, Chloramine B dạng viên 0,25g (hoặc 1g) rất tiện để khử trùng nước chứa trong chum, vại, xô, chậu… Chú ý khử trùng xong, nước phải có mùi clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Sau khi khử trong 30 phút là dùng được nước. Tuyệt đối không được khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn sẽ hấp thụ hết clo hoạt tính, làm mất tác dụng khử trùng của clo. Dù nước đã khử trùng, người dân vẫn phải đun nước sôi mới được uống.
Khử trùng nước ăn
Có thể xử lý nước bằng phương pháp lý học hoặc hóa học.
Khử trùng bằng phương pháp lý học là xử lý bằng cách đun sôi hoặc chiếu xạ, bảo đảm nước uống an toàn. Nhưng xử lý theo phương pháp lý học dù đơn giản cũng khó tiến hành do không có chỗ để đặt bếp đun, không có nhiên liệu đốt và tốn kém. Nước đã được xử lý vẫn có thể bị tái nhiễm do sử dụng và bảo quản tại nhà.
Xử lý nước bằng hóa chất tiện lợi hơn rất nhiều. Thị trường có nhiều loại hóa chất lưu hành, nhưng hóa chất đang được dùng rộng rãi hiện nay là Chloramin B và Chloramin T – là những hóa chất mà Bộ Y tế cấp cho các địa phương để xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão lụt.
Nếu khử trùng bằng bột Chloramin B, clorua vôi thì theo tỷ lệ sau: 30 lít nước cần 0,3g Chloramin B 25%; hoặc 0,4g clorua vôi 20%. Nên dùng thìa canh để đong bột hóa chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10g. Để khử 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramin B. Lượng hóa chất khử trùng này phải được hòa tan đều trong nước và để sau 30 phút là có thể dùng được nước (cần đun mới uống được).
Có thể xử lý nước bằng phương pháp lý học hoặc hóa học.
Khử trùng bằng phương pháp lý học là xử lý bằng cách đun sôi hoặc chiếu xạ, bảo đảm nước uống an toàn. Nhưng xử lý theo phương pháp lý học dù đơn giản cũng khó tiến hành do không có chỗ để đặt bếp đun, không có nhiên liệu đốt và tốn kém. Nước đã được xử lý vẫn có thể bị tái nhiễm do sử dụng và bảo quản tại nhà.
Xử lý nước bằng hóa chất tiện lợi hơn rất nhiều. Thị trường có nhiều loại hóa chất lưu hành, nhưng hóa chất đang được dùng rộng rãi hiện nay là Chloramin B và Chloramin T – là những hóa chất mà Bộ Y tế cấp cho các địa phương để xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão lụt.
Nếu khử trùng bằng bột Chloramin B, clorua vôi thì theo tỷ lệ sau: 30 lít nước cần 0,3g Chloramin B 25%; hoặc 0,4g clorua vôi 20%. Nên dùng thìa canh để đong bột hóa chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10g. Để khử 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramin B. Lượng hóa chất khử trùng này phải được hòa tan đều trong nước và để sau 30 phút là có thể dùng được nước (cần đun mới uống được).
Khử trùng nước giếng
Làm trong nước giếng: Dùng phèn chua (thường là phèn nhôm), liều lượng 50g/1m3 nước. Nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/m3. Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gàu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để sau 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.
Về nguyên tắc, nước giếng sau khử trùng phải có nồng độ clo thừa là 0,5 – 1,0 mg/lít. Theo hướng dẫn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, lấy diện tích đáy giếng nhân với chiều cao của cột nước trong giếng rồi cứ 1m3 nước giếng cho 10g Chloramin B 25% (hoặc 13g clorua vôi loại 20%, hoặc 4g clorua vôi loại 70%). Hoà tan hoá chất sát khuẩn trong một chậu nước đổ xuống giếng, lấy sào khuấy đều cho hoá chất tan khắp giếng.
Nước giếng sau khi khử khuẩn phải có nồng độ clo thừa là 0,5 – 1,0 mg/lít (có mùi nồng của clo). Múc nước giếng đã có mùi clo này dội lên thành giếng để khử khuẩn ở xung quanh thành giếng, sau đó để khoảng 30 – 60 phút là có thể dùng được. Mỗi cụm dân cư nên chọn một vài giếng nước tập trung xử lý trước để người dân có nước dùng ngay. Nước qua khử trùng ChloraminB vẫn phải đun sôi mới được uống.
Với giếng khoan thì phải bơm hết nước đục. Rồi bơm bỏ tiếp nước 15 phút nữa sau đó mới sử dụng được. Cần làm vệ sinh bơm, sàn giếng.
Làm trong nước giếng: Dùng phèn chua (thường là phèn nhôm), liều lượng 50g/1m3 nước. Nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/m3. Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gàu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để sau 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.
Về nguyên tắc, nước giếng sau khử trùng phải có nồng độ clo thừa là 0,5 – 1,0 mg/lít. Theo hướng dẫn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, lấy diện tích đáy giếng nhân với chiều cao của cột nước trong giếng rồi cứ 1m3 nước giếng cho 10g Chloramin B 25% (hoặc 13g clorua vôi loại 20%, hoặc 4g clorua vôi loại 70%). Hoà tan hoá chất sát khuẩn trong một chậu nước đổ xuống giếng, lấy sào khuấy đều cho hoá chất tan khắp giếng.
Nước giếng sau khi khử khuẩn phải có nồng độ clo thừa là 0,5 – 1,0 mg/lít (có mùi nồng của clo). Múc nước giếng đã có mùi clo này dội lên thành giếng để khử khuẩn ở xung quanh thành giếng, sau đó để khoảng 30 – 60 phút là có thể dùng được. Mỗi cụm dân cư nên chọn một vài giếng nước tập trung xử lý trước để người dân có nước dùng ngay. Nước qua khử trùng ChloraminB vẫn phải đun sôi mới được uống.
Với giếng khoan thì phải bơm hết nước đục. Rồi bơm bỏ tiếp nước 15 phút nữa sau đó mới sử dụng được. Cần làm vệ sinh bơm, sàn giếng.
Giữ gìn và bảo quản nguồn nước sạch
– Không phóng uế bừa bãi ra môi trường.
– Không chăn gia súc, gia cầm gần nguồn nước. Không vứt xác súc vật chết, xả rác, nước thải vào các nguồn nước.
– Không tắm giặt, rửa, chế biến thức ăn gần các nguồn khai thác nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt.
– Đối với các nguồn cấp nước tập trung cần phân công một nhóm chuyên trách vận hành, bảo quản để sử dụng công trình lâu dài.
4Nhà tiêu phải cách xa nguồn nước ít nhất 10m. |
N. Cường – T. Giang
Theo Gia Đình
Bình luận (0)