Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Đi tìm công việc trong mơ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khổ sở đi tìm một công việc mới, sao bạn không thử tìm cách biến công việc hiện tại thành một công việc trong mơ?

Tốt nghiệp loại khá khoa Hóa trường đại học sư phạm Hà Nội, nguyện vọng của Lam sau khi ra trường là được giảng dạy ở một trường công nổi tiếng trong thành phố. Thế nhưng, hơn một năm trôi qua, công việc ổn định vẫn chỉ là mơ ước. 

Lúc đầu, Lam được nhận vào dạy cho một trường phổ thông dân lập ở quận Đống Đa, do mới mở nên cơ sỏ vật chất còn thiếu thốn, lương giáo viên thấp. Lam chán và nghỉ dạy ngay khi học kỳ một vừa kết thúc. 

Sau đó, cô được nhận vào làm thư ký cho một công ty giày dép tư nhân. Chưa đầy một tháng, cô lại chán vì công việc chẳng ăn nhập gì với chuyên môn. Thế là Lam bỏ việc để tìm cơ hội mới. Đến nay, gần năm trời trôi qua, trải qua bốn công ty mà chẳng nơi nào Lam gắn bó được lâu dài. Công việc thì bấp bênh, kiến thức chuyên môn cứ mất dần. 

Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường nhưng không tìm được công việc đúng chuyên môn, nguyện vọng của mình. Họ đành chấp nhận làm những công việc lao động chân tay hay làm trái nghề mà mình đã được đào tạo. Kiến thức vì thế mà cứ như “của để dành”, họ đâm ra chán nản và mất ý trí. Một số người có tâm lý nhảy việc liên tục cho dù họ mới vào làm chưa lâu, rồi lại chặc lưỡi kết luận cho qua: “ Trái nghề mà”. 

Với thái độ như vậy, họ chẳng bao giờ tìm được cho mình lối đi cho tương lai, nói gì đến việc tìm kiếm thành công trong công việc của mình. Thực tế có rất nhiều người sau khi làm công việc trái nghề lại phát hiện ra mặt mạnh của mình. Đôi khi vô tình chính nó dẫn bạn đến con đường thành công ngoài mong đợi. 

Vì thế quan trọng hơn cả là bạn biết cách chấp nhận công việc mình đang làm và xác định mình làm việc này vì điều gì. 

Nếu bạn chỉ làm tạm thời có thu nhập tài chính trong thời gian chờ công việc phù hợp quyết định, hãy xem đây là một cơ hội để thêm và tích lũy kinh nghiệm. Trong khi bạn làm công việc này, đừng quên ôn lại những kiến thức cũ để không bị mất đi. 

Mới đầu bạn sẽ vấp phải những khó khăn với công việc trái chuyên môn này. Nếu bạn cố gắng, công việc ấy sẽ mang thành công cho bạn. Dù bạn làm tạm thời hay chính thức, chỉ cần bạn cố gắng và tích cực, bạn sẽ nhận được những đánh giá khách quan của những người xung quanh. Đến khi tìm được việc như ý, bạn sẽ có thêm một dấu cộng thành tích hoàn hảo trong hồ sơ, cũng như kinh nghiệm và các nhận xét rất có ích về quá trình làm việc của mình rước đó. 

Anh Ngà (dantri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)