Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Cạnh tranh lành mạnh

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên viên tư vấn nhân sự của VietnamWorks.com, cạnh tranh có thể là một động lực lớn thúc đẩy bạn làm việc với năng suất tối đa nhưng đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh. Theo đó, họ gợi ý một số câu hỏi sau:

 

Văn hóa công ty và cách làm việc trong phòng/ban của bạn thế nào? Một số công ty, phòng/ban chủ trương tạo môi trường làm việc cạnh tranh để tăng hiệu quả công việc. Nếu bạn làm việc cho một công ty, phòng/ban như vậy, bạn cần học cách thích nghi. Nhưng quan trọng là bạn nỗ lực đi lên bằng năng lực của mình chứ không phải bằng cách giẫm đạp lên người khác.


Bạn có “chơi bẩn” hay không?
Cụ thể là bạn có tìm cách nói xấu sau lưng đồng nghiệp để làm họ mất uy tín không, bạn có tìm cách giành toàn bộ thành quả của một dự án cả nhóm làm về cho riêng mình không, bạn có chỉ trích quá mức đối với đồng nghiệp hay không… Trung thực trả lời các câu hỏi này là cách để bạn nhìn lại mình và tự điều chỉnh bản thân.

Bạn có hợp tác với mọi người xung quanh? Bạn làm ngơ đồng nghiệp mới khi họ nhờ hướng dẫn hoặc không hợp tác khi đồng nghiệp đề nghị làm chung? Hãy nhớ là mỗi thành quả bạn đạt được một phần cũng là nhờ có sự hỗ trợ của đồng nghiệp và sự thành công của bạn góp phần đưa cả nhóm thành công hơn. Vì vậy, đừng quá tập trung vào bản thân, nếu không, bạn sẽ cô lập mình với mọi người xung quanh.


Bạn có làm tốt nhất trong khả năng của mình?
Bạn tự cho rằng mình đã làm tốt hơn những đồng nghiệp khác và không phải lo lắng về hiệu quả công việc của mình. Đó là một suy nghĩ sai lầm vì bạn làm tốt hơn người khác không có nghĩa là bạn đã làm tốt như sếp bạn mong đợi. Mỗi người là một cá thể riêng biệt và bạn phải làm tốt nhất trong khả năng của mình trước khi so sánh mình với người khác.

Theo nld

Bình luận (0)