Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Chọn nghề, chọn việc phù hợp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Phần đông lao động trẻ chưa xác định rõ mục đích nghề nghiệp và việc làm

Qua các kết quả khảo sát của Trung tâm Giới thiệu việc làm TPHCM từ năm 2008 đến nay có một vài con số rất đáng lưu ý. Chẳng hạn, nhận xét về hạn chế của người lao động:  38% ứng viên bị nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng mềm, bí quyết chuyên môn và kinh nghiệm; 20% thiếu hiểu biết về các khía cạnh kinh tế và điều kiện sản xuất kinh doanh; 20% thiếu kiến thức ngoại ngữ và tin học chưa đáp ứng yêu cầu…
Có một sự tương đồng giữa hạn chế của người lao động và ưu điểm của chính họ: 40% nhà tuyển dụng đánh giá người tìm việc nắm vững kiến thức cơ bản của nghề được đào tạo; 12% nắm vững chuyên môn kỹ thuật của công việc thực tế. Hai chỉ số này là khá thấp, trong khi nó vốn được xem là tiêu chí tuyển dụng quan trọng nhất để xác định mức độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động hay không.
Việc xác định rõ mục đích nghề nghiệp và việc làm là rất cần thiết, nhưng đây cũng là điểm yếu của phần đông lao động trẻ, nhất là học sinh, sinh viên. Cần biết sự phát triển của thị trường lao động luôn  đi đôi với yêu cầu về chất lượng  nguồn nhân lực, đòi hỏi về kiến thức, chuyên môn, mức độ phù hợp, thích nghi của người lao động đối với công việc thực tiễn ngày càng khắt khe hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo các bạn trẻ nên chọn việc làm phù hợp với trình độ học vấn, sức khỏe, năng lực, sở trường cá nhân và ngành nghề đã được đào tạo. Phải luôn rèn luyện trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, trình độ ngoại ngữ, tin học, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và ý chí làm việc với tinh thần luôn học tập. Đây là điều kiện phát triển nghề nghiệp lâu dài và bền vững.

Theo nld

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)