Trung Quốc đang nỗ lực thu hút nhân tài nước ngoài với tham vọng trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực phát minh sáng tạo
Khi ông Ding Hong từ bỏ vị trí giảng viên vật lý tại Đại học
Ông Ding Hong (phải) làm việc trong phòng thí nghiệm của mình. Ảnh: |
Tham vọng của một kế hoạch
Theo báo China Daily (Trung Quốc), ông Ding Hong thuộc nhóm nhân tài nước ngoài đầu tiên được thu hút đến Trung Quốc làm việc trong một kế hoạch đầy tham vọng vừa được thực hiện vào tháng 12-2008. Nhóm nhân tài này bao gồm 96 nhà khoa học và 26 doanh nhân. Hầu hết trong số họ là người gốc Hoa và hơn 80 người có hộ chiếu nước ngoài.
Mục tiêu của kế hoạch tuyển mộ tài năng nước ngoài nói trên là biến Trung Quốc từ một trung tâm sản xuất thành một nước đi đầu trong lĩnh vực phát minh sáng tạo. Kế hoạch này hứa hẹn khoản bồi thường và lương bổng hậu hĩnh cho những nhân tài nước ngoài nào sẵn sàng từ bỏ công việc đang làm và đến Trung Quốc làm việc. Các chính sách mới được thực thi để họ cũng được đối xử bình đẳng như người dân trong nước. Ngoài ra, chính phủ còn tài trợ cho các dự án nghiên cứu của những trường đại học và viện nghiên cứu tuyển dụng họ.
Trung Quốc được xem là nước có số lượng nhà nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới, khoảng 38 triệu người. Tuy nhiên, chỉ có 10.000 người trong số họ là chuyên gia hàng đầu và chính phủ muốn thay đổi điều này. Ông Ding, người hiện đang làm việc trong hai dự án lớn cho Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) ở Bắc Kinh, nhận định: “Kế hoạch thu hút nhân tài phải thật hấp dẫn nếu muốn thuyết phục những nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu đã thành danh từ bỏ công việc ở nước ngoài để đến Trung Quốc”.
Ông Tôn Mộc, một viện phó của CAS, cho biết kế hoạch của chính phủ đã chứng tỏ là một “vũ khí” hiệu quả và thiết thực đối với nhà tuyển dụng. Ông nói: “Viện của chúng tôi không có đủ nguồn tài nguyên để thu hút tài năng mới. Giờ đây, những chính sách của chính phủ đã mở đường để các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân tài cho những lĩnh vực mà họ cần nhất”.
Cạnh tranh luôn diễn ra
Thời điểm thực hiện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kế hoạch tuyển mộ nhân tài của Chính phủ Trung Quốc diễn ra thuận lợi. Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa năm 1978, hàng triệu người Trung Quốc đã ra nước ngoài học tập. Ba thập kỷ sau, số lượng nhân tài gốc Hoa sống ở châu Âu và Mỹ tăng lên đáng kể, thu hút sự quan tâm của Bắc Kinh. Bà Miêu Hồng, một quan chức tuyển dụng của CAS, nói: “Những người ra nước ngoài học tập khi đó giờ đã 40 hoặc 50 tuổi và đang trong giai đoạn chín muồi của sự nghiệp. Chỉ đến những năm gần đây, chúng tôi mới có một lượng lớn nhà khoa học và nghiên cứu có nhiều tài năng và kinh nghiệm có thể thu hút trở về”.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất xem trọng việc thu hút nhân tài nước ngoài để lấp đầy khoảng trống ở trong nước, nhất là trong lĩnh vực khoa học và phát minh sáng tạo. Một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho thấy tính đến cuối năm 2006, khoảng 30 nước, bao gồm 17 nước phát triển, đã thay đổi chính sách nhập cư để thu hút các chuyên gia hàng đầu thế giới. Bà Miêu Hồng nhận định: “Sự cạnh tranh về nguồn nhân lực luôn diễn ra. Chỉ có điều là Trung Quốc trước đây không có nhiều cơ hội chiến thắng như bây giờ”.
Bình luận (0)