Khi gặp phải một game “siêu chuối” bạn cũng từng thốt lên: “Mình làm còn khá hơn”? Hoặc có khi nào vừa chơi xong một game “cực đỉnh”, bạn liền mơ mộng rằng có một ngày, tên mình gắn liền với siêu phẩm tuyệt vời đó?
Rất nhiều game thủ cũng có những suy nghĩ tương tự bạn. Họ chơi game, ngưỡng mộ game và mơ ước mình trở thành người có thể sáng tạo ra những game như vậy.
Nhưng bạn biết không, giữa chơi game và làm game khác nhau nhiều lắm…
Bạn chơi game chỉ để giải trí, bạn chỉ lựa chọn game mình yêu thích nhất, một khi không thích nữa thì ngừng chơi. Nhưng những nhà thiết kế game, ngoài việc chơi game ra, họ còn phải tìm hiểu đâu là ưu điểm, đâu là khuyết điểm trong thiết kế, bản thân họ có đủ sức chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn không và chỉnh sửa thế nào…
Nhiều suy nghĩ giản đơn cho rằng thiết kế game chỉ là một khâu sáng tạo khi đã có chút kĩ năng đồ họa, thiết kế. Song trên thực tế, để có thể ra mắt một game “đủ đô” là một danh sách các công việc bao gồm từ những nghề chuyên môn trong ngành như thiết kế đồ hoạ (vẽ hoạt cảnh, lập mô hình, thiết kế nhân vật, thiết kế bề mặt); thiết kế các màn chơi và trò chơi; viết chương trình (thường là công việc của các kỹ sư lập trình); quản trị mạng trực tuyến (dành cho bộ phận điều hành trực tuyến các game trên mạng – MMO, và quản lý website); sản xuất (Producer) – tức là lo mọi việc liên quan từ sáng tạo trò chơi đến nội địa hóa game cho thị trường trong nước.
hãy "biến" sở thích chơi game thành sở thích công việc.
Đam mê thổi hồn Game Việt
Anh Lê Quang Khải, một game artist của công ty 3D Brigade tâm sự: “Những ngày lớp 1, lớp 2, bắt đầu tiếp xúc với trò chơi điện tử, mình say mê cùng game Mario, Contra… Lên trung học, bị cuốn theo những trò game PC rồi lớn hơn chút nữa, mình lại mê mẩn hơn với những game online. Mình “chơi game” vì sở thích… Nhưng sau đó, mình muốn biến sở thích đó thành “sở thích công việc”. Và với sở thích ấy, vừa “chân ướt chân ráo” tốt nghiệp xong khóa học tại FPTArena, Khải cùng rất nhiều những bạn trẻ khác đã “đầu quân” vào công ty 3D Bridge ngày đêm nuôi dưỡng đam mê để làm nên một dòng Game Việt.
“Tất nhiên, nghề nào cũng cần đam mê, nhưng với thiết kế game, dù làm việc nhiều, bạn vẫn luôn phải ở trong trạng thái phấn khích thì mới theo được. Sáng tạo cũng là điểm mà nhiều nhà thiết kế game của chúng ta còn thiếu, trong khi về kỹ thuật chúng ta không thua kém các nước khác. Game mới thịnh hành ở Việt
Game hiện vẫn chưa là thú giải trí ưa thích của đa số phụ nữ nhưng điều đó không có nghĩa là giới “liễu yếu đào tơ” không quan tâm đến ngành nghề hấp dẫn này. Họ, các nữ game thủ đủ tự tin thách đấu với các “đồng nghiệp” nam. “Chả bao giờ thấy chán, với mình công việc thiết kế luôn là đam mê không ngừng nghỉ. Mình luôn trăn trở và mong muốn có một dòng game của riêng giới trẻ Việt…”, Phạm Thanh Bình, một trong số ít “phái đẹp” đang xông xáo trong thiết kế game tâm sự.
Thiết kế Game – lãnh địa của những cơ hội
Theo thống kê của Tổ chức Xúc Tiến Mậu Dịch Nhật Bản (Jetro), xét về mặt toàn diện, Việt Nam đang là thị trường game online lớn nhất trong 3 quốc gia Đông Nam Á (đặt trong tương quan so sánh với Singapore và Thái Lan).
Với dân số 84 triệu, quy mô của thị trường game online có giá trị tới 1,100 tỷ đồng (trong khi đó giá trị của thị trường game online Singapore chỉ xấp xỉ 140 tỉ đồng và Thái Lan là 554 tỉ đồng). Tỷ lệ sử dụng mạng trực tuyến ở Việt
Nói về điều này, ông Nguyễn Hà Bắc, đạo diễn kiêm giám đốc mỹ thuật của Công ty 3D Brigade không ngần ngại khẳng định: “Cho dù ở nước ta, thiết kế game vẫn còn là một lĩnh vực khá mới. Nhiều nhà đầu tư cũng chỉ mới dòm ngó chứ chưa dám mạnh tay đầu tư vào nhân lực, nhưng cơ hội tìm kiếm việc làm hiện vẫn rất lớn. Có thể nói các bạn trẻ không phải lo về đầu ra trong nghề này. Bởi các hợp đồng đặt hàng từ nước ngoài tại Việt
Bạn thấy thế nào? Bạn đã sẵn sàng để biến sở thích game thành “sở thích công việc” hay chưa?
Phương Thanh (dan tri)
Bình luận (0)