Trước mắt, Hà Nội sẽ ưu tiên khôi phục, bảo tồn 25 làng nghề đã có từ lâu đời nhưng đang có nguy cơ mai một, thất truyền như: Sơn mài Đông Mỹ, Nón lá Đại Áng, Giấy sắc Nghĩa Đô, tết thao Triều Khúc, giấy dó Vân Canh, Đúc đồng Ngũ Xá…
Chào đón kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, TP Hà Nội đang khẩn khương hoàn tất đề án “Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội” giai đoạn 2010 – 2015 với nguồn vốn đầu tư 3.620 tỷ đồng vào 3 trọng tâm: bảo tồn làng nghề truyền thống; phát triển làng nghề kết hợp với du lịch; xây dựng làng nghề mới tiến hành đồng thời với công tác xử lý ô nhiễm làng nghề.
Hiện, Hà Nội có 1.270 làng có nghề chiếm gần 56% tổng số làng trên địa bàn, trong đó 244 làng nghề truyền thống với 47 nhóm nghề (trên tổng số 52 nghề toàn quốc), tuy nhiên phát triển không đồng đều, tập trung đông ở một số địa phương như: Phú Xuyên (125), Thường Tín (120), Chương Mỹ (174), Ứng Hoà (113), Thanh Oai (101)… góp phần giải quyết việc làm cho 627.000 lao động, với doanh thu mang lại là 6.244,12 tỷ đồng (năm 2008).
Theo kế hoạch, trước mắt, Hà Nội sẽ ưu tiên khôi phục, bảo tồn 25 làng nghề đã có từ lâu đời nhưng đang có nguy cơ mai một, thất truyền như: Sơn mài Đông Mỹ, Nón lá Đại Áng, Giấy sắc Nghĩa Đô, tết thao Triều Khúc, giấy dó Vân Canh, Đúc đồng Ngũ Xá…
Ngoài ra, để khuyến khích các dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề, TP chủ trương sẽ cho các đơn vị sản xuất vay vốn không tính lãi thời hạn 3 đến 5 năm từ các quỹ của Thành phố. DN cũng ưu tiên cấp mặt bằng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng chợ đầu mối cung ứng nguyên liệu… tại địa phương.
Công tác phát triển làng nghề mới cũng được chú trọng. Hướng phát triển trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Theo dan tri
Bình luận (0)