Thấy con bị rụng tóc hình vành khăn sau gáy, chị Minh Hằng đã tự mua canxi về cho bé uống bổ sung vì nghĩ rằng bé thiếu canxi.
Sau một thời gian, chị Minh Hằng phát hoảng khi thấy con thường xuyên bị đi ngoài, sụt cân. Đi khám, chị tá hỏa khi bác sĩ cho biết bé bị trúng độc vitamin vì uống quá nhiều. Theo các chuyên gia y tế, vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ nhưng không thể bổ sung bừa bãi.
Vitamin là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em nhưng sẽ rất nguy hại nếu bổ sung bừa bãi. Ảnh: B.C
Trúng độc vì được “bổ sung”
Chị Minh Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) kể lại: “Khi bé được 16 tháng, tôi đưa bé ra công viên chơi. Trong khi các bé khác bằng, thậm chí còn ít tháng hơn bé Nhi đã đi lại thoăn thoắt thì bé nhà tôi mới chỉ lần giường tập đi. Chia sẻ với một số bà mẹ có con cùng độ tuổi, tôi được mách là nên cho bé uống thêm canxi vì có thể bé bị thiếu. Tra tìm trên các trang mạng, tôi cũng nhận thấy bé Nhi có những biểu hiện của thiếu canxi như: Rụng tóc thành vành sau gáy, chậm mọc răng, chậm biết đi…Thế là tôi mua luôn mấy lọ canxi cho bé uống bổ sung”.
Sau một thời gian bổ sung canxi cho con, chị Hằng thấy con có những biểu hiện như: Thường xuyên bị đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, tiểu nhiều, thi thoảng lại nôn và sụt cân. Đi khám bác sĩ cho biết bé bị trúng độc do uống quá nhiều canxi.
Sau một thời gian bổ sung canxi cho con, chị Hằng thấy con có những biểu hiện như: Thường xuyên bị đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, tiểu nhiều, thi thoảng lại nôn và sụt cân. Đi khám bác sĩ cho biết bé bị trúng độc do uống quá nhiều canxi.
Cách nhận biết cơ thể thiếu vitamin gì?
– Thiếu vitamin A: Nếu cảm thấy sợ ánh sáng, dễ mỏi mắt, dễ mắc bệnh viêm kết mạc, sức đề kháng cảm cúm kém, rụng tóc. – Thiếu vitamin B1: Nếu chân tay nóng, da nhiều dầu, ăn cơm xong có lúc bị mờ mắt.
– Thiếu vitamin B6: Nếu hay bị chuột rút, vết thương ngoài da lâu lành hoặc phụ nữ có thai buồn nôn quá nhiều. – Thiếu vitamin B12: Nếu chán ăn, trí nhớ kém, hô hấp không đều, không tập trung tinh thần. – Thiếu vitamin C: Dễ chảy máu cam, miệng và lưỡi khô, chảy máu răng, khả năng thích nghi với nhiệt độ môi trường thay đổi kém. – Thiếu vitamin E: Tứ chi mệt mỏi, dễ ra mồ hôi, da khô, tóc chẻ, căng thẳng tinh thần, phụ nữ đau bụng khi hành kinh…
– Thiếu vitamin D: Có biểu hiện như ra nhiều mồ hôi, ngủ không sâu, rụng tóc thành vành sau đầu… |
Tương tự, chị Vũ An Bình (Vũ Thư, Thái Bình) cũng cho biết: Cách đây gần một năm, bé Nhím có những biểu hiện mắt nhìn kém, đặc biệt là lúc chập choạng tối. Khi những đứa trẻ con hàng xóm nô đùa ngoài ngõ trong lúc chờ đợi bố mẹ chuẩn bị bữa cơm chiều, Nhím chỉ ngồi một chỗ trong nhà hoặc góc sân. Bạn bè chạy tới lôi đi, bé Nhím cũng không dám ra ngoài, trong khi lúc trời sáng thì vẫn nô đùa với bạn bè bình thường. Thấy thái độ nhút nhát của con, chị Bình nghĩ đến bệnh dân gian hay gọi là bệnh quáng gà, tức là không nhìn rõ vào những lúc gà lên chuồng. Đây là một chứng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A gây nên. Chị Bình cậy cục xin được một lọ vitamin A về cho con uống dần. Vẫn chưa yên tâm, chị Bình còn bắt con uống thêm cả dầu cá trong một thời gian dài khiến bé bị rụng tóc, da chân da tay tróc lở, lười ăn uống, người mệt mỏi, đôi khi kêu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Sau khi đến khám tại bệnh viện, bác sĩ yêu cầu ngừng uống vitamin A và dầu gan cá. Vì vậy, da dẻ bé Nhím đã được cải thiện và chấm dứt tình trạng rụng tóc.
Nguy hại khi thừa vitamin
Theo Ths Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật… sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất. Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu…
Theo Ths Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật… sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất. Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu…
Nếu con bạn không may rơi vào nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất, thì bổ sung các chất này cho trẻ là việc làm cần thiết. Nhưng, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ phải hết sức thận trọng, vì chúng cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ thuốc chữa bệnh nào. Đặc biệt là quá liều gây nên thừa vitamin. Cụ thể:
– Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Vitamin A cũng có thể gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
– Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
– Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa vitamin C, nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy.
– Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
– Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa vitamin C, nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy.
– Thừa vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh.
– Thừa vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.
– Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp… xương cốt hóa sớm có thể bị thấp chiều cao.
– Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim.
– Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa…
– Thừa vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.
– Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp… xương cốt hóa sớm có thể bị thấp chiều cao.
– Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim.
– Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa…
Bảo Châu
GiadinhNet
Bình luận (0)