Là sếp thì ai cũng quan tâm đến thành công và ngoài họ ra thì người có thể giúp họ thực hiện được những mong muốn đó không ai khác chính là nhân viên cấp dưới. Vì vậy để “giữ chân” những nhân viên giỏi nhất, bạn phải là tấm gương để họ noi theo.
Bạn muốn nhân viên của mình đam mê công việc. Điều này yêu cầu bạn phải trở thành hình mẫu của một nhân viên tốt. Làm sếp cho bạn được quyền “làm ấm” chiếc ghế của mình mỗi ngày ở văn phòng, nhưng thái độ đó sẽ truyền sang nhân viên đặc biệt nếu bạn là người khởi đầu. Nếu bạn làm việc chăm chỉ mỗi ngày, thì rõ ràng rằng một nhân viên lười biếng sẽ không có chỗ trong công ty của bạn.
Tạo không gian để họ có thể làm việc. Điều này khá phức tạp tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào bản lý lịch của nhân viên. Những người có óc sáng tạo thường thích có không gian và sự linh hoạt. Nếu những nhân viên của bạn đúng là người như vậy, thì hãy cho họ không gian miễn là họ có thể hoàn thành công việc. Nhớ rằng năng suất luôn bị tác động bởi không gian và điều kiện làm việc.
Thúc đẩy việc nâng cao trình độ cho nhân viên. Một vài công ty gửi những nhân viên có trình độ của họ đến các nhóm nghiên cứu chuyên đề và tham gia các khóa đào tạo. Luôn luôn có chỗ cho sự tiến bộ, và luôn có nhiều kiến thức hơn nữa để học hỏi. Đừng để sức ép công việc trở nên trì trệ. Hãy để nhân viên học những phương pháp và chiến lược mới để làm việc hiệu quả hơn. Bạn sẽ có lợi nhiều hơn từ năng lực mà họ mới đạt được.
Đưa ra những động lực. Nó sẽ khá tốn kém tiền bạc, nhưng một nhân viên tốt đáng giá hơn nhiều mức lương mà bạn đặt ra, và bạn biết điều đó. Thực sự khó khăn để tìm được một nhân viên trung thực vì vậy nếu bạn đã có được người luôn tuân theo mọi quy tắc của công ty, thì bạn nên trả lương cao hơn. Một chút động lực sẽ giúp tăng thêm tính trung thực ở chốn công sở của bạn.
Theo dan tri
Bình luận (0)