Quan niệm nữ trang bạc có thể phản ánh tình trạng sức khoẻ của người đeo là thiếu cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, giữa bạc và cơ thể người có sự tương tác nhất định.
Xỉn màu – Kiểm tra nội tiết tố
Theo quan niệm dân gian, nếu sau khi đeo lên người 1 thời gian, nhẫn bạc, dây chuyền bạc và hoa tai bạc phủ một lớp màu xam xám thì người chủ của những đồ nữ trang đó đang trong tâm trạng u sầu, thường xuyên bị stess. Một số quan niệm khác thì cho rằng đó là một phản ứng độc đáo cho thấy các hệ tim mạch, hô hấp và tiêu hoá bị trục trặc. Phải khẳng định ngay rằng những quan niệm như vậy không hẳn có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, vào những năm 1970, các nhà khoa học Liên Xô đã có chương trình nghiên cứu ảnh hưởng của bạc đối với cơ thể con người và ngược lại. Trong quá trình nghiên cứu đó, họ đã phát hiện được gì?
Trước hết, người ta thấy rõ rằng bạc có phản ứng với sự bài tiết của các tuyến da- tuyến mỡ và tuyến mồ hôi. Tưởng như bạc không tham gia vào phản ứng hoá học nhưng hoá ra nó bị oxy hoá khi tác động với mồ hôi. Mà trong mồ hôi thì ngoài các loại muối, còn có các axit amin mà trong thành phần lại có lưu huỳnh. Nguyên tố này tác động xấu tới trạng thái của bạc. Bạc bị xỉn màu và mất đi vẻ sáng bóng.
Đổ mồ hôi nhiều có hai dạng. Ra mồ hôi toàn thân là khi các tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể làm việc gấp 2, gấp 3 lần bình thường. Khi đó tất cả đồ trang sức đều xỉn màu thì mồ hôi tay đổ nhiều nhất. Trong trường hợp này thì cấn đến khám bác sĩ nội tiết. Vì việc đổ mồ hôi thường xảy ra khi có những trục trặc về hormone, chẳng hạn khi bị bệnh về tuyến yên.
Sự thay đổi vể hormone trong cơ thể cũng gây tiết chất nhờn trên da quá mức (trong mỡ cũng có những chất làm xỉn màu bạc). Trong trường hợp này, dây chuyền chịu tác động nhiều nhất vì chúng nằm trên cổ và ngực, đây lại là vùng có nhiều tuyến bã nhờn nhất nên tác động xấu tới nữ trang. Vì vậy, cần phải biết rằng nếu dây bạc xỉn màu thì đó có thể do liên quan với “Những cơn bão hormone” thường xảy ra khi mang thai chẳng hạn.
Việc các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh lên cũng liên quan đến một số bệnh. Trước hết đó là bệnh đa nang buồng trứng (xuất hiện rất nhiều nang nhỏ nhưng không phát triển thành trứng ở buồng trứng). Vì vậy, khi đồ trang sức bị xỉn màu thì nên coi đó là một sự nhắc nhở cần đi siêu am buồng trứng. Còn nếu siêu âm không phát hiện được vấn đề gì thì nên chuyển sự chú ý sang những cơ quan khác. Số là việc tăng bài tiết chất nhờn ở da cũng có thể xảy ra khi mắc một số bệnh về tuyến thượng thận. Chẳng hạn như việc các tuyến này tiết ra nhiều hormone hơn mức cần thiết, điều đó ảnh hưởng tới trạng thái của da, da trở nên nhờn hơn.
Sáng bóng – Có thể là dấu hiệu của bệnh về thận
Vậy còn những trường hợp ngược lại, khi tiếp xúc với da, đồ nữ trang bằng bạc trở nên sáng bóng thì sao? Các nhà y học Mỹ khẳng định rằng hiện tượng này có liên quan đến các bệnh về thận. Khi thận hoạt động kém thì trong cơ thể bắt đầu tích tụ những chất chứa nitơ. Các hợp chất này kết hợp với mồ hôi và chất nhờn ở da thoát ra bề mặt da và phản ứng hoá học với bạc. Kết quả là bạc sáng hơn nhưng cần lưu ý rằng đó chỉ là giả thiết, chỉ là cái cớ để bạn đi kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, bạc cũng có thể thay đổi màu không tuỳ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của con người. Điều đó tuỳ thuộc vào thành phần và chất lượng sản phẩm bạc, thành phần hoá học của không khí cũng như độ ẩm của môi trường xung quanh. Vì vậy, bạn không nên vội hoảng hốt khi thấy lớp màu thay đổi trên đồ trang sức bằng bạc.
Tốt hơn hết là hãy định hướng vào chính trạng thái sức khoẻ của bản thân: nếu tất cả đều ổn thì không có lý do gì để lo lắng. Còn nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh lạ thì nên đi khám bác sĩ, trước hết là bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
Theo BS Nguyễn Phương
(alobacsi)
Bình luận (0)