Trẻ ở tuổi vị thành niên mà có cân nặng bất thường (quá nhẹ cân hoặc quá thừa cân) thì sẽ ảnh hưởng đến chuyện sinh sản sau này, cụ thể là sẽ có ít con hơn, khó sinh hơn…
Cha mẹ đừng nghĩ rằng, chuyện co cái bị béo phì hay có cân nặng dưới chuẩn là chuyện chỉ liên quan đến sức khỏe thể chất của con. Theo kết quả của một nghiên cứu mới thì trẻ ở tuổi vị thành niên mà có cân nặng bất thường (quá nhẹ cân hoặc quá thừa cân) thì sẽ ảnh hưởng đến chuyện sinh sản sau này, cụ thể là sẽ có ít con hơn, gặp khó khăn trong sinh sản và làm tăng nguy cơ của một số biến chứng thai kỳ.
Đối các em gái, chỉ số BMI thấp bất thường có thể phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt, những người béo phì có thể dẫn đến vấn đề khả năng sinh sản như hội chứng buồng trứng đa nang, một nguyên nhân gây ra vô sinh. Sức khỏe sinh sản của các bé trai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi trọng lượng. Cả hai bệnh béo phì và chỉ số quá gầy đều có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém, và béo phì có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng cương dương.
Béo phì có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm cả vô sinh. Vô sinh ở thanh thiếu niên thừa cân hay béo phì là chủ yếu liên quan đến rối loạn chức năng rụng trứng. Theo các nghiên cứu, thiếu niên béo phì thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Mà chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên lại có tác dụng ngược lại là làm tăng trọng lượng. Chu kì kinh nguyệt thất thường cũng có liên quan tới hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), béo phì và mức độ tăng lên của các kích thích tố nam.
Bé gái bị béo phì ở tuổi thành niên sẽ phải đối mặt với những rủi ro khi mang thai sau này như sau:
– Nếu bị béo phì ở tuổi vị thành niên, thì sau này khi có thai và sinh con, sức khỏe của cả mẹ và con đều có ảnh hưởng không tốt.
– Béo phì hoặc thừa cân làm tăng nguy cơ tử vong của em bé và mẹ và làm tăng huyết áp của mẹ lên đến 10 lần.
– Thừa cân ở phụ nữ mang thai có thể gây ra cao huyết áp, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường thai kỳ, nhiễm độc thai nghén và dễ phải mổ lấy thai.
– Béo phì trong thời kỳ mang thai có thể gây tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.
– Béo phì có thể khiến sản phụ sinh khó hơn 13 so với bình thường, khiến người mẹ bị mất máu nhiều.
– Nếu bị béo phì ở độ tuổi thiếu niên, béo phì có thể gây ra các vấn đề như nhiễm trùng nội mạc tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu và lạc nội mạc tử cung sau khi mang thai.
Các vấn đề y tế gặp phải khi tăng cân
Một số thanh thiếu niên ăn kiêng thường xuyên để giữ kiểm soát trọng lượng của mình. Ở tuổi này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để phục vụ việc học tập và hoạt động thể chất. Một số bé gái và bé trai do ăn kiêng không đúng cách nên vô tình dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, và quá gầy. Với những bé gái, cơ thể gầy yếu có thể là nguyên nhân bị mất kinh nguyệt.
Kinh nguyệt biến mất dẫn đến không thể rụng trứng và không thể thụ thai về sau này. Nếu bị thiếu cân, người mẹ có thể có nguy cơ sinh con nhẹ cân và gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Giải pháp cho trọng lượng của trẻ
Cha mẹ cần là người thường xuyên theo sát và chăm lo cho con cái. Nếu thấy con bạn có dấu hiệu thừa cân, nên hạn chế việc tăng cân của con. Còn nếu con gầy yếu, nên tẩm bổ cho con để con đủ sức khỏe cho các công việc học tập và sinh hoạt, làm nền tảng cho sức khỏe sau này của con.
N. H/afamily – Theo Health
Bình luận (0)