Trong vòng 2 tiếng sau khi uống thuốc kháng sinh không nên uống sữa hoạt nước trái cây bởi sữa sẽ làm giảm hoạt động và hiệu quả của thuốc.
Thuốc lá và các loại thuốc
Tuyệt đối không nên hút thuốc lá sau khi sử dụng các loại thuốc trong vòng 30 phút. Bởi nicotin sẽ gia tăng tốc độ phân giải thuốc trong gan không cung cấp đủ nồng độ thuốc trong máu và không phát huy được tác dụng của thuốc. Nghiên cứu cho thấy, nếu hút huốc lá trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc nồng độ thuốc trong máu sẽ giảm xuống 1/20 so với không thuốc hút lá.
Rượu, nước trái cây và aspirin
Rượu sau khi vào cơ thể cần được oxy hóa thành acetaldehyde, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành axit acetic. Aspirin ngăn chặn quá trình oxy hóa acetaldehyde thành axit acetic gây tích tụ acetaldehyde trong cơ thể làm tăng các cơn đau nhức, gây sốt và các triệu chứng khác, đồng thời dễ gây tổn thương gan. Nước trái cây sẽ làm tăng sự kích thích của aspirin lên niêm mạc dạ dày, gây chảy máu dạ dày.
Nước chè và berberine
Trong nước chè có khoảng 10% acid tanin, tanin sau khi vào cơ thể kết tủa thành alkaloid berberine làm giảm đáng kể hiệu quả của thuốc. Vì vậy không nên uống trà trước và sau 2 giờ sử dụng berberine.
Cà phê, coca và ibuprofen
Ibuprofen (fenbid) vốn có tác động mạnh với niêm mạc dạ dày, caffeine trong cà phê và cocaine trong coca kích thích dạ dày tiết acid và thẩy đẩy sự ảnh hưởng có hại của ibuprofen trên niêm mạc dạ dày thậm chí gây chảy máu và thủng dạ dày.
Sữa, nước trái cây và thuốc kháng sinh
Trong vòng 2 tiếng sau khi uống thuốc kháng sinh không nên uống sữa hoạt nước trái cây bởi sữa sẽ làm giảm hoạt động và hiệu quả của thuốc, nước hoa quả chứa nhiều acid làm tăng tốc độc phân giải và tác dụng của thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ hoặc tạo ra các chất trung gian có hại.
Rau bina (rau chân vịt) và canxi
Oxalat phong phú trong rau bina kết hợp với các inon canxi gây kết tủa acid oxalic làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và dễ dàng hình thành sỏi. Các chuyên gia kiến nghị không nên sử dụng viên canxi trong vòng 2 tiếng trước và sau khi ăn rau bina. Bạn có thể trần qua rau để oxalat hòa tan trong nước rồi sử dụng.
Pho mát, thịt và thuốc dị ứng
Tránh sử dụng pho mát, các loại thịt và thực phẩm giàu histidine khi đang uống các loại thuốc dị ứng. Histidine trong cơ thể được chuyển hóa thành histamine trong khi thuốc dị ứng có thể ức chế sự phân giải histamine khiến chất này tích lũy trong cơ thể gây chóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh và một số triệu chứng khác.
Sữa và thuốc đi ngoài
Khi sử dụng đi ngoài tốt nhất không nên uống sữa bởi sữa không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà thành phân lactose trong sữa còn làm tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Đồ ngọt và thuốc tiêu hóa
Thuốc tiêu hóa thường có vị đắng để kích thích dịch vị dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn và giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu ăn đồ ngọt trong khi sử dụng thuốc sẽ làm giảm hiệu quả vốn có của thuốc và gây ta tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Chuối, cam và thuốc lợi tiểu
Trong thời gian uống thuốc lợi tiểu, kali được giữ lại trong máu. Chuối và cam đều là hoa quả giàu kali khi sử dụng cùng thuốc lợi tiểu sẽ gia tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Tôm và vitamin C
Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Thành phần đồng có trong tôm oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin. Hơn nữa thành phần asen pentavalent trong tôm phản ứng với vitamin C có thể tạo ra chất độc hại.
Củ cải và thuốc bổ
Thuốc bổ từ thảo mộc thông qua bổ khí, điều hòa và nuôi dưỡng cơ thể, ngược lại củ cải có tác dụng phá hóa giải khí huyết, làm giảm tác dụng công hiệu của thuốc. Vì vậy không nên sử dụng củ cải trong thời gian sử dụng thuốc bổ.
Nước nóng và multienzyme
Enzyme là thành phần trợ giúp multienzyme tiêu hóa hiệu quả hơn nhưng khi gặp nước nóng sẽ làm biến đổi nước và gây mất tác dụng trợ giúp tiêu hóa. Tốt nhất nên sử dụng loại thuốc này với nước nguội.
Nước ép bưởi và thuốc hạ huyết áp
Tuyệt đối không đồng thời sử dụng nước ép bưới và thuốc hạ huyết áp vì naringenin trong nước bưởi tác động đến một loại enzyme ảnh hưởng chức năng gan và giảm chức năng trao đổi chất của thuốc hạ huyết áp khiến nồng độ thuốc trong máu cao gây tác dụng phụ.
Theo Gia Đinh/ Afamily
Bình luận (0)