Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Bộ Ngoại giao đang phối hợp từng bước đưa người lao động nước ta trở lại làm việc tại Libya. Thủ tướng yêu cầu các đơn vị chức năng phải có các phương án cụ thể, chặt chẽ với từng tình huống.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa giao Bộ LĐ-TB&XH cùng chủ trì cùng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc đưa người lao động trở lạị.
Trong văn bản gửi các Bộ liên quan, Thủ tướng lưu ý việc đưa người lao động trở lại làm việc tại Libya cần phải có các phương án cụ thể đối với từng tình huống, trong đó xác định lộ trình, quy mô, lĩnh vực, địa bàn, đối tác ưu tiên để không bị động khi tình hình diễn biến không thuận lợi, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho lao động. Đồng thời chỉ đạo doanh nghiệp ký kết hợp đồng chặt chẽ, đặc biệt các điều khoản liên quan đến bảo đảm an toàn, trách nhiệm khi có xảy ra bất ổn; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán ta tại Libya để chủ động nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời các tình huống.
Đầu năm 2011, khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya xảy ra, Việt Nam đã đưa trên 10.000 lao động đang làm việc ở Lybia về nước an toàn.
Hiện nay, tình hình chính trị, xã hội tại Libya đang dần từng bước ổn định, nhiều nhà thầu nước ngoài đã liên hệ, đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam tiếp tục đưa lao động sang Libya làm việc.
Đầu năm 2011, Việt Nam đã đưa trên 10.000 nghìn lao động từ libya về nước an toàn.
The báo cáo, đến thời điểm này nhiều quốc gia cũng đã quay trở lại Libya làm việc, trong đó có lao động y tá và bác sĩ của Philippines được phía Lybia đề nghị ở lại làm việc ngay trong thời kỳ khủng hoảng; một số cán bộ Hàn Quốc và nhiều lao động các nước đã sơ tán sang các nước láng giềng nay trở lại Libya làm việc.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đã nhận được báo cáo của một số doanh nghiệp về việc các đối tác là nhà thầu xây dựng của nước thứ ba có công trình, dự án đang được triển khai thực hiện tại Libya mong muốn tiếp tục tuyển dụng lại lao động Việt Nam sang làm việc cho các dự án tại Libya. Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm đưa một số lao động trở lại Libya làm việc.
Mới đây, Công ty SONA đưa 18 lao động sang làm việc tại Lybia. Theo tính toán của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, việc đưa người lao động trở lại làm việc tại Libya sẽ góp phần đạt chỉ tiêu xuất khẩu 90.000 lao động trong năm 2012.
Thanh Trầm (Dân trí)
Tin liên quan
Ngày 22-11, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Vietnam Brand Purpose đã tổ chức diễn đàn “Thương hiệu dẫn dắt bền vững”....
Sáng 21-11, Triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp – Vinamac Expo 2024 đã...
Từ bao đời nay, nghề dạy học luôn được xã hội kính trọng, bởi lẽ, các thầy cô không chỉ truyền đạt...
Ngày 15-11-2024, UBND TP.Cần Thơ phối hợp Viện Kinh tế - Xã hội TP long trọng tổ chức Diễn đàn Kinh tế...
Bình luận (0)