Hè đến, các bệnh truyền nhiễm như bệnh đường ruột, viêm não Nhật Bản B… sẽ tăng lên. Trong đó, có 3 loại bệnh rất dễ mắc sau đây:
1. Bệnh kiết lỵ
Ảnh minh họa.
|
Bệnh kiết lỵ do vi khuẩn là một bệnh truyền nhiễm đường ruột do vi khuẩn hình que (trực khuẩn) gây ra. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ớn lạnh, phát sốt, đau bụng, đi ngoài, muốn đi ngoài mà không đi được, đi ngoài ra máu.
Khi nhiễm trực khuẩn sẽ phát bệnh rất nhanh. Đột nhiên sốt cao, lúc lạnh lúc nóng, chìm trong giấc ngủ, hôn mê, nhanh mệt, kiệt sức và hô hấp yếu.
Chuyên gia khuyến cáo: vi khuẩn kiết lỵ chủ yếu thông qua nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm vào trong cơ thể.
Vì vậy, biện pháp cốt yếu để phòng chống vi khuẩn kiết lỵ là chú ý giữ vệ sinh ăn uống, khống chế và tránh “bệnh chui vào từ miệng”.
Hướng dẫn trẻ không được uống nước lã, không ăn những thực phẩm biến chất, không tham ăn đồ lạnh.
Người bị vi khuẩn kiết lỵ cấp tính nên đi khám bác sỹ và điều trị sớm tránh để thành mãn tính.
2. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một chứng bệnh thường gặp nhất trong mùa hè do thực phẩm dễ biến chất, trở thành nơi sinh tồn và phát triển lý tưởng của các loại vi khuẩn.
Nhẹ thì bị đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, nặng thì làm cho cơ thể mất nước, hôn mê, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, đầu tiên cần phòng chống thực phẩm bị vi khuẩn lây nhiễm, cơm thừa, thức ăn thừa đặc biệt là thức ăn để qua đêm, thực phẩm để trong tủ lạnh nhất định phải hâm nóng “triệt để”.
Ngoài ra, nên ít ăn đồ biển, phòng chống lây nhiễm vi khuẩn mang tính muối.
3. Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là tình trạng đại não bị viêm và do virut viêm não Nhật Bản gây ra, chủ yếu thịnh hành vào mùa hè. Phương tiện truyền bệnh là một loại muỗi có tên khoa học là Culex Tritaeniorhycus.
Siêu vi viêm não Nhật Bản sống trong cơ thể các loài chim như: bông lau, rẻ quạt, sẻ nhà, chích chòe, cò, sáo, quạ, cu gáy… Muỗi là vật truyền bệnh trung gian.
So với các bệnh truyền nhiễm khác, mặc dù tỉ số phát bệnh của viêm não Nhật Bản không cao nhưng sau khi mắc bệnh thì tỉ lệ tử vong rất cao. Một số người bệnh còn bị di chứng.
Ðến nay, Viêm não Nhật Bản cũng như nhiều bệnh do siêu vi gây ra khác là bệnh chưa có thuốc đặc trị.
Ðiều trị chủ yếu là làm bớt đi phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạch, nhiễm trùng.
Sau đó thì điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần kinh nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.
Viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được (diệt muỗi, phòng tránh muỗi chích)… có thể chích ngừa bằng vắc-xin.
Ngoài ra, chúng ta phải chú ý giữ gìn vệ sinh, tẩy trừ những nơi muỗi sinh sống, không nên để chuồng lợn, chuồng chim gần nhà, thường xuyên tập luyện thể thao để cơ thể luôn có sức để kháng… Đây chính là những biện pháp để phòng tránh.
Theo Dân Trí
Bình luận (0)