Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thực phẩm thanh nhiệt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mùa hè đã đến, khí hậu ngày càng oi bức, với những cơn mưa đột ngột làm cho cơ thể dễ mắc bệnh. Theo Đông y, có rất nhiều loại thức ăn làm mát cơ thể, giảm khát, giảm viêm… thường được gọi là thanh nhiệt. 

1. Đậu đen:
Đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể.
Trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin… Do đó, đậu đen được xem như một loại thuốc bổ. Ngoài ra, đậu đen còn có một nhóm chất rất quan trọng là anthocyanidin, đây là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đề kháng ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào.
Có thể dùng đậu đen nấu chè hoặc nấu nước uống thường xuyên.
Đậu đen thích hợp cho những người thuộc thể hư nhiệt, có triệu chứng như nóng trong người, khát nước, môi khô, lòng bàn tay, chân nóng…
Người thuộc thể hàn, khi nấu đậu đen nên cho vào ba lát gừng.
Nếu hay đổ mồ hôi lúc ngủ nên dùng đậu đen và lá dâu tằm nấu nước uống.
Đậu đen và cúc hoa (30g đậu đen và 10g cúc hoa): Nấu lấy nước uống hằng ngày, trong vòng 5 – 10 ngày, giúp giảm chứng nhức đầu, hoa mắt, say nắng, mắt kém…
Chú ý: Khi chế biến cần nấu đậu đen cho thật chín nhừ để cơ thể dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.
2. Cải xoong (xà lách xoong):
100g gan heo rửa sạch, băm nhỏ, nêm tí muối để vào tô, phía dưới có lót cải xoong đã rửa sạch. Chưng cách thủy khoảng 20 – 30 phút. Mỗi tuần ăn một lần. Dùng cho người gầy ốm.
Có thể nấu canh cải xoong với thịt heo hoặc cải xoong làm gỏi ăn sống, hay dùng trong lẩu.
Cải xoong có nhiều beta – carotene, vitamin B1, B6, E, K. Cải xoong cũng chứa hàm lượng cao các chất khoáng cần cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm, man-nhê. Đặc biệt trong cải xoong có chứa hợp chất quercetin giúp kháng viêm, chống dị ứng, ngăn ngừa lão hóa.
Chú ý: Khi nấu cải xoong không nên để nhiệt độ quá cao, sẽ làm mất hoạt chất.
3. Lá hẹ:
Hẹ là loại cây gia vị, chữa ho, ợ hơi, ăn không ngon, tăng cường tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, hẹ có vị cay, mùi hăng, tính ấm, có tác dụng tán ứ, tiêu đờm… Lá hẹ có chất saponin và hoạt chất odorin có tính kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Salmonella, Shaigella. Tính chất kháng sinh này khá bền vững, nhưng nếu đun sôi sẽ mất tác dụng. Những người ho khan lâu ngày, khàn tiếng, người nóng nực, bứt rứt nên ăn bánh tráng cuốn tôm thịt với lá hẹ hoặc thịt xào với giá, hẹ…
4. Rau xanh:
Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức đề kháng của cơ thể. Rau xanh còn chứa lượng nước lớn giúp cơ thể giải nhiệt nhanh. Nên ăn canh rau muống dầm cà chua, canh cà chua nấu với trứng gà, canh rau ngót, mồng tơi nấu với thịt bằm…
5. Chuối:
Chuối chứa nhiều kali giúp cơ thể điều chỉnh lượng mồ hôi hợp lý thoát ra ngoài.
PGS-TS Lưu Thị Hiệp
(Trưởng khoa Đông y BV Đa khoa Hồng Đức)
Phụ nữ

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)