Một bạn nữ 16 tuổi, khiếm thính-thị bẩm sinh bày tỏ bằng ngôn ngữ riêng của mình: Mỗi khi em hỏi mẹ những chuyện về vấn đề sức khỏe sinh sản hay giới tính, mẹ đều lắc đầu không hiểu.
"Bọn em vẫn mặc cảm với cuộc sống vì mình không lành lặn. Riêng bản thân em, em không cho phép mình như thế (được yêu) vì yêu là lập gia đình. Trong khi em là người khiếm thị, sinh hoạt cho bản thân mình còn khó, chắc lập gia đình còn khó hơn"-một bạn nữ, 25 tuổi, ở Thái Bình chia sẻ.
Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế-Xã hội và Môi trường (ISSE) nhận định: Suy nghĩ của bạn nữ này được hình thành từ quan niệm của xã hội đối với người khuyết tật (NKT). Những người trong nhóm này không được quan tâm đến những nhu cầu sinh lý, và quyền tình dục thì lại càng là điều quá "xa xỉ". Trong cộng đồng, xã hội cho rằng đã là NKT thì chỉ cần được ăn uống, sinh hoạt đầy đủ đã là tốt lắm rồi.
Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế-Xã hội và Môi trường (ISSE) nhận định: Suy nghĩ của bạn nữ này được hình thành từ quan niệm của xã hội đối với người khuyết tật (NKT). Những người trong nhóm này không được quan tâm đến những nhu cầu sinh lý, và quyền tình dục thì lại càng là điều quá "xa xỉ". Trong cộng đồng, xã hội cho rằng đã là NKT thì chỉ cần được ăn uống, sinh hoạt đầy đủ đã là tốt lắm rồi.
Ảnh minh họa
Chính từ thái độ phủ nhận nhu cầu sinh lý, tình dục của NKT, đặc biệt đối với người khiếm thính, người câm nên trong các chương trình hỗ trợ cho NKT không có tài liệu bằng ngôn ngữ tương ứng, ngôn ngữ sinh sản, tình dục hầu như không có.
Chị Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cho biết, trong quá trình chị cùng đồng nghiệp tiến hành điều tra về quyền tình dục, giáo dục giới tính cho các em câm, điếc mới thấy ngôn ngữ tương ứng cho nhóm này còn rất ít. Ngôn ngữ, số từ của người khiếm thính vô cùng ít, chỉ khoảng 30% số từ nên kể cả những câu thông thường cũng phải viết đơn giản mới hiểu được. Vốn từ ít ỏi nên việc giao lưu để nói về tình dục rất khó khăn.
Thông điệp của ngày Sức khỏe tình dục thế giới 2011 là: Thanh niên có quyền có một đời sống tình dục lành mạnh-an toàn và thỏa mãn. Sự lành mạnh không phải theo truyền thống mà là mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng, bình đẳng và đồng thuận. Đây là nền tảng để có được sự an toàn; yếu tố an toàn là phòng ngừa bệnh tật. Từ lành mạnh mà thanh niên có cách tiếp cận thông tin, dịch vụ, phương tiện hỗ trợ, sự ủng hộ của pháp luật, an toàn về xã hội. Dù người Việt Nam ít nói về sự thoả mãn nhưng khi nói đến tình dục cần phải nói đến sự thoả mãn thì mới là quan hệ tình dục đầy đủ. Họ có quyền mưu cầu những điều giúp tạo sự thoả mãn…
|
Một bạn nữ 16 tuổi, khiếm thính-thị bẩm sinh bày tỏ bằng ngôn ngữ riêng của mình: Mỗi khi em hỏi mẹ những chuyện về vấn đề sức khỏe sinh sản hay giới tính, mẹ đều lắc đầu không hiểu. Mẹ bảo mẹ không biết phải diễn đạt với em như thế nào.
Bên cạnh chuyện ngôn ngữ sinh sản, tình dục dành cho NKT còn nghèo nàn thì điều quan trọng hơn cả là thái độ nhìn nhận của xã hội với nhóm người này. Đa số xã hội Việt Nam quan niệm, đã là NKT thì không nên sinh con. Mà trong xã hội Việt Nam thì mối quan hệ luôn theo tư duy: Đã yêu là phải dẫn đến hôn nhân, đã có hôn nhân là phải sinh con. Từ cách nghĩ này mà nhiều NKT mặc dù có nhu cầu về tình dục cũng như có năng lực tình dục nhưng vẫn phải chối bỏ tình yêu.
Theo chị Tú Anh, hiện nay tỉ lệ thanh niên khuyết tật tại Việt Nam có quan hệ tình dục vô cùng thấp, gần như không. Mọi người cho rằng, những NKT ngay cả việc tự chăm sóc bản thân đã có nhiều khó khăn chứ chưa nói gì đến việc sinh con, chăm sóc con. Mọi người lo ngại khi nữ khuyết tật sinh con sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác, trong đó khó khăn nhất là việc chăm sóc đứa trẻ. Chính vì lẽ đó, những NKT hầu như chỉ được quan tâm đến việc ăn ở, sinh hoạt hàng ngày mà bị mọi người bỏ qua quyền tình dục.
Điều này đã làm NKT thêm tổn thương. Theo kết quả điều tra của CCIHP, có đến 60% NKT bị trầm cảm từ nhẹ đến nặng. Lý do dẫn đến trầm cảm không phải do họ mặc cảm, buồn chán về khiếm khuyết của bản thân mà do cách nhìn, thái độ của cộng đồng gây nên. Cách nhìn nhận của xã hội khiến NKT trở thành tàn tật chứ không phải nằm ở năng lực hành vi của họ – chị Tú Anh chia sẻ.
Thanh niên Việt Nam nói chung chưa thực sự có quyền tình dục, chưa được tiếp cận thông tin một cách cởi mở để cùng có lựa chọn thích hợp, giúp đạt được sự lành mạnh-an toàn-thỏa mãn. Và lẽ đương nhiên, đối với thanh niên khuyết tật thì điều này dường như càng hiếm hoi. Bởi vậy, điều quan trọng là mọi người cần hiểu được rằng: Những NKT chỉ không có năng lực trong hành vi nào đó nhưng có nhiều người vẫn có năng lực và nhu cầu trong quan hệ tình dục. Họ có quyền yêu và được yêu, có quyền tình dục của mình.
Bên cạnh chuyện ngôn ngữ sinh sản, tình dục dành cho NKT còn nghèo nàn thì điều quan trọng hơn cả là thái độ nhìn nhận của xã hội với nhóm người này. Đa số xã hội Việt Nam quan niệm, đã là NKT thì không nên sinh con. Mà trong xã hội Việt Nam thì mối quan hệ luôn theo tư duy: Đã yêu là phải dẫn đến hôn nhân, đã có hôn nhân là phải sinh con. Từ cách nghĩ này mà nhiều NKT mặc dù có nhu cầu về tình dục cũng như có năng lực tình dục nhưng vẫn phải chối bỏ tình yêu.
Theo chị Tú Anh, hiện nay tỉ lệ thanh niên khuyết tật tại Việt Nam có quan hệ tình dục vô cùng thấp, gần như không. Mọi người cho rằng, những NKT ngay cả việc tự chăm sóc bản thân đã có nhiều khó khăn chứ chưa nói gì đến việc sinh con, chăm sóc con. Mọi người lo ngại khi nữ khuyết tật sinh con sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác, trong đó khó khăn nhất là việc chăm sóc đứa trẻ. Chính vì lẽ đó, những NKT hầu như chỉ được quan tâm đến việc ăn ở, sinh hoạt hàng ngày mà bị mọi người bỏ qua quyền tình dục.
Điều này đã làm NKT thêm tổn thương. Theo kết quả điều tra của CCIHP, có đến 60% NKT bị trầm cảm từ nhẹ đến nặng. Lý do dẫn đến trầm cảm không phải do họ mặc cảm, buồn chán về khiếm khuyết của bản thân mà do cách nhìn, thái độ của cộng đồng gây nên. Cách nhìn nhận của xã hội khiến NKT trở thành tàn tật chứ không phải nằm ở năng lực hành vi của họ – chị Tú Anh chia sẻ.
Thanh niên Việt Nam nói chung chưa thực sự có quyền tình dục, chưa được tiếp cận thông tin một cách cởi mở để cùng có lựa chọn thích hợp, giúp đạt được sự lành mạnh-an toàn-thỏa mãn. Và lẽ đương nhiên, đối với thanh niên khuyết tật thì điều này dường như càng hiếm hoi. Bởi vậy, điều quan trọng là mọi người cần hiểu được rằng: Những NKT chỉ không có năng lực trong hành vi nào đó nhưng có nhiều người vẫn có năng lực và nhu cầu trong quan hệ tình dục. Họ có quyền yêu và được yêu, có quyền tình dục của mình.
Theo Phong Châu
(PL&XH)
Bình luận (0)