Phát hiện sỏi thận càng sớm |
Sỏi thận là căn bệnh của hệ bài
tiết, tuy không gây đau đớn nhiều cho người bệnh nhưng để lâu ngày sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe và tuổi thọ của con người.
tiết, tuy không gây đau đớn nhiều cho người bệnh nhưng để lâu ngày sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Làm sao biết trong thận có sỏi?
Năm 2009, trong một lần đi khám sức
khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế Medic TP.HCM, anh Lê Đức Quế (49 tuổi) GV của
Trường Trung cấp Nghề quận Tân Bình phát hiện mình bị sỏi bể thận.
khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế Medic TP.HCM, anh Lê Đức Quế (49 tuổi) GV của
Trường Trung cấp Nghề quận Tân Bình phát hiện mình bị sỏi bể thận.
Để kiểm tra một cách chính xác hơn,
anh Quế trở về khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tại khoa ngoại
thận tiết niệu dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ Nguyễn Tiến Đại chẩn đoán anh bị
sỏi thận và cấp toa thuốc uống ngăn ngừa sự phát triển của sỏi trong quả thận
phải. Tuy nhiên, do điều trị không liên tục (chủ yếu uống kim tiền thảo) nên
một năm sau kích thước sỏi trong người anh Quế lớn dần từ 0,3mm đến 0,8mm. Nếu
trước đây không có biểu hiện gì rõ rệt thì thời gian này, anh Quế thường bị đau
lâm râm sau khi vận động, đặc biệt là nước tiểu không còn màu trắng mà có màu
hơi vàng.
anh Quế trở về khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tại khoa ngoại
thận tiết niệu dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ Nguyễn Tiến Đại chẩn đoán anh bị
sỏi thận và cấp toa thuốc uống ngăn ngừa sự phát triển của sỏi trong quả thận
phải. Tuy nhiên, do điều trị không liên tục (chủ yếu uống kim tiền thảo) nên
một năm sau kích thước sỏi trong người anh Quế lớn dần từ 0,3mm đến 0,8mm. Nếu
trước đây không có biểu hiện gì rõ rệt thì thời gian này, anh Quế thường bị đau
lâm râm sau khi vận động, đặc biệt là nước tiểu không còn màu trắng mà có màu
hơi vàng.
Theo y học nguyên nhân chính của sỏi
thận là do sự đậm đặc của các chất tan trong nước tiểu. Những người mắc bệnh
sỏi thận thường ít đi tiểu, thói quen này làm cho các chất cặn bã không được
thoát ra ngoài và có cơ hội đọng lại bộ phận bài tiết lâu ngày kết lại thành
sạn, sỏi. Một nguyên nhân khác làm cho trong thận có sỏi là do sự kết hợp của
vi trùng khi chết trở thành một chỗ trú ngụ bám víu của chất cặn bã trong quá
trình bài tiết. Các chất cặn bã đó tích tụ càng lâu càng nhiều thì trở thành
những cục sỏi trong thận.
thận là do sự đậm đặc của các chất tan trong nước tiểu. Những người mắc bệnh
sỏi thận thường ít đi tiểu, thói quen này làm cho các chất cặn bã không được
thoát ra ngoài và có cơ hội đọng lại bộ phận bài tiết lâu ngày kết lại thành
sạn, sỏi. Một nguyên nhân khác làm cho trong thận có sỏi là do sự kết hợp của
vi trùng khi chết trở thành một chỗ trú ngụ bám víu của chất cặn bã trong quá
trình bài tiết. Các chất cặn bã đó tích tụ càng lâu càng nhiều thì trở thành
những cục sỏi trong thận.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Toàn – Bệnh viện
Nhân dân Gia Định cho biết: “Có hai cách để xác định bệnh sỏi thận một cách
chắc chắn là xét nghiệm nước tiểu và siêu âm. Trước đây, do chưa có các phương
tiện máy móc hiện đại, cách chẩn đoán bệnh chủ yếu là qua xét nghiệm nước tiểu
để tìm các chất có thể kết tinh trong nước tiểu để làm nên sỏi thận. Hiện nay,
phương tiện chủ yếu là siêu âm để có kết quả chính xác nhất về kích thước cũng
như vị trí của các viên sỏi”.
Nhân dân Gia Định cho biết: “Có hai cách để xác định bệnh sỏi thận một cách
chắc chắn là xét nghiệm nước tiểu và siêu âm. Trước đây, do chưa có các phương
tiện máy móc hiện đại, cách chẩn đoán bệnh chủ yếu là qua xét nghiệm nước tiểu
để tìm các chất có thể kết tinh trong nước tiểu để làm nên sỏi thận. Hiện nay,
phương tiện chủ yếu là siêu âm để có kết quả chính xác nhất về kích thước cũng
như vị trí của các viên sỏi”.
Khi nào thì mổ sỏi thận?
Sau hơn một năm điều trị nhưng kích
thước viên sỏi trong người anh Quế ngày một to thêm (1,4cm) nên bác sĩ chỉ định
phải mổ nội soi để lấy sỏi ra. Nếu trước đây khi muốn lấy sỏi từ trong thận ra
các bác sĩ phải dùng dao kéo để can thiệp theo phương pháp mổ trực tiếp thì nay
đa số các ca phẫu thuật này được tiến hành mổ nội soi. Ưu điểm của phương pháp
này là vết mổ rất nhỏ, thời gian phẫu thuật nhanh, bệnh nhân ít đau đớn và chỉ
sau hai ngày là ăn uống bình thường và xuất viện được. Tuy nhiên, khi về nhà bệnh
nhân phải được chăm sóc kỹ vết thương, tránh bị nhiễm trùng phần mổ.
thước viên sỏi trong người anh Quế ngày một to thêm (1,4cm) nên bác sĩ chỉ định
phải mổ nội soi để lấy sỏi ra. Nếu trước đây khi muốn lấy sỏi từ trong thận ra
các bác sĩ phải dùng dao kéo để can thiệp theo phương pháp mổ trực tiếp thì nay
đa số các ca phẫu thuật này được tiến hành mổ nội soi. Ưu điểm của phương pháp
này là vết mổ rất nhỏ, thời gian phẫu thuật nhanh, bệnh nhân ít đau đớn và chỉ
sau hai ngày là ăn uống bình thường và xuất viện được. Tuy nhiên, khi về nhà bệnh
nhân phải được chăm sóc kỹ vết thương, tránh bị nhiễm trùng phần mổ.
Làm thế nào để không bị sỏi thận?
BS. Toàn khuyến cáo: “Hàng ngày chúng ta phải uống đủ nước vì nếu uống không đủ
nước thì chất cặn bã trong nước tiểu có cơ hội trú ngụ trong cơ thể và lâu ngày
kết thành sạn, sỏi thận. Chính lượng nước nhiều trong cơ thể đã làm loãng đi
các chất cặn bã và sau đó được tống ra ngoài một cách dễ dàng. Nhiều trường hợp
kích thước dưới 1,0mm, nếu bệnh nhân tích cực uống nước thì sỏi có thể bị tống
ra ngoài trong khi đi tiểu. Nín tiểu cũng là một nguyên nhân gây tích tụ chất
cặn bã nên chúng ta (nhất là người trẻ tuổi) phải có thói quen tiểu tiện thường
xuyên bởi vì nhịn tiểu lâu ngày sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của hệ bài
tiết trong đó có hai quả thận. Ngoài ra, khi bị sỏi thận, bệnh nhân phải quan
tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày như tránh ăn thức ăn mặn, hạn chế dùng các
loại hải sản có nhiều chất vôi như tôm, cua, ốc, ghẹ… Dân gian cũng nhiều loại
dược thảo chữa sỏi thận hiệu nghiệm như quả dứa (trái khóm), rau cần, rau ngổ…
Chính vì thế, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về kích thước và
cấu tạo viên sỏi để điều trị phù hợp chứ không phải cứ mắc bệnh sỏi thận là tìm
mọi cách để mổ lấy ra”.
BS. Toàn khuyến cáo: “Hàng ngày chúng ta phải uống đủ nước vì nếu uống không đủ
nước thì chất cặn bã trong nước tiểu có cơ hội trú ngụ trong cơ thể và lâu ngày
kết thành sạn, sỏi thận. Chính lượng nước nhiều trong cơ thể đã làm loãng đi
các chất cặn bã và sau đó được tống ra ngoài một cách dễ dàng. Nhiều trường hợp
kích thước dưới 1,0mm, nếu bệnh nhân tích cực uống nước thì sỏi có thể bị tống
ra ngoài trong khi đi tiểu. Nín tiểu cũng là một nguyên nhân gây tích tụ chất
cặn bã nên chúng ta (nhất là người trẻ tuổi) phải có thói quen tiểu tiện thường
xuyên bởi vì nhịn tiểu lâu ngày sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của hệ bài
tiết trong đó có hai quả thận. Ngoài ra, khi bị sỏi thận, bệnh nhân phải quan
tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày như tránh ăn thức ăn mặn, hạn chế dùng các
loại hải sản có nhiều chất vôi như tôm, cua, ốc, ghẹ… Dân gian cũng nhiều loại
dược thảo chữa sỏi thận hiệu nghiệm như quả dứa (trái khóm), rau cần, rau ngổ…
Chính vì thế, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về kích thước và
cấu tạo viên sỏi để điều trị phù hợp chứ không phải cứ mắc bệnh sỏi thận là tìm
mọi cách để mổ lấy ra”.
Ngọc Quang
Bình luận (0)