Chỉ vì được cha mẹ tắm lá để mát da, chữa rôm sảy mụn nhọt, nhiều trẻ bị viêm da nặng, thậm chí nhiễm trùng máu. Các bác sĩ cho biết tình trạng này có thể dẫn đến tử vong.
Mùa hè nóng nực, trẻ nhỏ hay bị rôm sảy, mụn nhọt. Nhiều cha mẹ thường mua các loại lá về tắm cho trẻ mà không biết rằng đó chính là tác nhân gây bệnh, thậm chí có thể tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia, cho biết đơn vị này tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm trùng da do tắm lá, đặc biệt là trong mùa hè. Vào những ngày cao điểm, có 10 – 20 bệnh nhi bị nhiễm trùng da do tắm lá đến khám.
Tốt nhất là tắm cho trẻ bằng nước sạch.
|
Cấp cứu vì tắm nước lá
Thấy T., cô con gái 5 tháng tuổi bị lở loét vùng chân, tay và đầu, chị Hoa mẹ bé đi mua lá sài đất, chân vịt với hy vọng trị được bệnh cho con. Sau bốn lần tắm, các vết lở loét không giảm mà còn lan rộng ra toàn thân. Nguy hiểm hơn, bé T. sốt cao, khó thở, các vết lở rỉ nước. Tại Viện Da liệu Quốc gia, các bác sĩ chẩn đoán bé bị nhiễm khuẩn ngoài da nặng do tắm lá.
Một trường hợp khác là bé Đ., 5 tháng tuổi, bị phát ban sau mấy ngày sốt mọc răng. Nghe người khác mách, gia đình cũng mua lá bàng, sài đất, chân vịt, hương nhu và lá mùi về tắm cho bé. Khi thấy người bé nổi các mụn đỏ, họ cho là do kê nóng phát ra, vài ngày sau sẽ tự lặn. Chỉ đến khi bé bỏ bú, quấy khóc nhiều, khắp người phồng rộp mụn, gia đình mới cho đi viện.
Bác sĩ Thành cho biết, không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị lâu dài. Thậm chí có bệnh nhi bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
Chỉ tắm cho trẻ theo chỉ định của thầy thuốc Đông y
Bác sĩ Thành khẳng định, da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi đó, các loại lá do mọc ở bờ bụi nên dễ nhiễm khuẩn, thậm chí có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi, nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn rất cao. Khi bị viêm da, trẻ có biểu hiện sốt, quấy khóc, mọc mụn, lở loét ở từng vùng hoặc toàn thân.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y, việc tắm lá thuốc cho trẻ nhỏ cũng như việc uống thuốc chỉ được thực hiện khi có bệnh, theo chỉ định của bác sĩ Đông y và chỉ thực hiện với trẻ ngoài một tuổi. Khi tắm không được chà xát mạnh bởi đây chính là nguyên nhân khiến da trẻ bị tổn thương và viêm nhiễm. Tùy cơ địa của trẻ mà có thể tắm các loại lá khác nhau. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ hay tắm cho con cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh. Trong hai loại lá này có chất tanin (chất chát) dễ làm cho da trẻ nhỏ bị tổn thương. Lá tre tuy không độc nhưng cũng không nên dùng vì có lông, khiến trẻ bị ngứa, dị ứng. Ngoài ra, có những loại lá tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ như trúc đào, lá han, lá bạch hoa xà thiệt thảo… vì chúng chứa chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng. Tuyệt đối không tắm lá khi trẻ bị các bệnh ngoài da mà nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.
Bác sĩ Hướng cũng khẳng định, việc chữa rôm sảy cho trẻ bằng tắm là hoàn toàn sai lầm. Rôm sảy là do khí huyết nóng phát ra nên việc tắm lá sẽ không có tác dụng. Cách chữa trị đúng là giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho ăn đồ mát.
Thấy T., cô con gái 5 tháng tuổi bị lở loét vùng chân, tay và đầu, chị Hoa mẹ bé đi mua lá sài đất, chân vịt với hy vọng trị được bệnh cho con. Sau bốn lần tắm, các vết lở loét không giảm mà còn lan rộng ra toàn thân. Nguy hiểm hơn, bé T. sốt cao, khó thở, các vết lở rỉ nước. Tại Viện Da liệu Quốc gia, các bác sĩ chẩn đoán bé bị nhiễm khuẩn ngoài da nặng do tắm lá.
Một trường hợp khác là bé Đ., 5 tháng tuổi, bị phát ban sau mấy ngày sốt mọc răng. Nghe người khác mách, gia đình cũng mua lá bàng, sài đất, chân vịt, hương nhu và lá mùi về tắm cho bé. Khi thấy người bé nổi các mụn đỏ, họ cho là do kê nóng phát ra, vài ngày sau sẽ tự lặn. Chỉ đến khi bé bỏ bú, quấy khóc nhiều, khắp người phồng rộp mụn, gia đình mới cho đi viện.
Bác sĩ Thành cho biết, không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị lâu dài. Thậm chí có bệnh nhi bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
Chỉ tắm cho trẻ theo chỉ định của thầy thuốc Đông y
Bác sĩ Thành khẳng định, da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi đó, các loại lá do mọc ở bờ bụi nên dễ nhiễm khuẩn, thậm chí có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi, nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn rất cao. Khi bị viêm da, trẻ có biểu hiện sốt, quấy khóc, mọc mụn, lở loét ở từng vùng hoặc toàn thân.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y, việc tắm lá thuốc cho trẻ nhỏ cũng như việc uống thuốc chỉ được thực hiện khi có bệnh, theo chỉ định của bác sĩ Đông y và chỉ thực hiện với trẻ ngoài một tuổi. Khi tắm không được chà xát mạnh bởi đây chính là nguyên nhân khiến da trẻ bị tổn thương và viêm nhiễm. Tùy cơ địa của trẻ mà có thể tắm các loại lá khác nhau. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ hay tắm cho con cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh. Trong hai loại lá này có chất tanin (chất chát) dễ làm cho da trẻ nhỏ bị tổn thương. Lá tre tuy không độc nhưng cũng không nên dùng vì có lông, khiến trẻ bị ngứa, dị ứng. Ngoài ra, có những loại lá tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ như trúc đào, lá han, lá bạch hoa xà thiệt thảo… vì chúng chứa chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng. Tuyệt đối không tắm lá khi trẻ bị các bệnh ngoài da mà nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.
Bác sĩ Hướng cũng khẳng định, việc chữa rôm sảy cho trẻ bằng tắm là hoàn toàn sai lầm. Rôm sảy là do khí huyết nóng phát ra nên việc tắm lá sẽ không có tác dụng. Cách chữa trị đúng là giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho ăn đồ mát.
Theo Đất Việt
Bình luận (0)