Đau và tức ở vùng mặt cùng với tình trạng chảy nước mũi, mũi sụt sịt là biểu hiện của viêm xoang. Cũng có thể thấy gỉ mũi màu xanh lục hay vàng. Khi cúi, ngả người hay quay đầu sẽ thấy tình trạng đau, tức tăng lên.
Các dạng viêm xoang
Xoang mũi là các vùng rỗng ẩm ướt trong xương ở khu vực quanh mắt, má. Chúng thông với các khoang mũi qua những lỗ hẹp và có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp.
Đau và tức ở vùng mặt cùng với tình trạng chảy nước mũi, mũi sụt sịt là biểu hiện của viêm xoang. Cũng có thể thấy gỉ mũi màu xanh lục hay vàng. Khi cúi, ngả người hay quay đầu sẽ thấy tình trạng đau, tức tăng lên. Vị trí gây đau phụ thuộc vào vùng xoang nào bị viêm.
Đau ở má và hàm răng trên gọi là viêm xoang hàm.
Đau ở trán, trên mí mắt là viêm xoang trán.
Đau nhức sau mắt, trên đỉnh đầu hoặc ở cả 2 vị trị là viêm xoang xương bướm.
Đau ở xung quanh hay sau mắt là viêm xoang xương sàng.
Những biểu hiện thường gặp của viêm xoang
– Đau đầu
– Có gỉ mũi xanh lục hay vàng từ mũi hay khạc ra từ họng.
– Hơi thở hôi.
– Nghẹt mũi.
– Ho và và tăng tiết đờm.
– Sốt.
– Đau răng.
– Giảm khả năng ngửi hay nếm.
Viêm xoang cấp tính thường do vi rút và thường phát triển rất nhanh. Nó thường kéo dài khoảng 4 tuần hoặc ít hơn và triệu chứng rõ nhất trong tuần đầu khi chưa điều trị.
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn ít có biểu hiện rõ rệt và có thể dẫn tới viêm xoang mãn hoặc lan ra các xoang khác. Biểu hiện thường thấy là mủ trong mũi đặc quánh và ngày càng tăng nặng trong vòng 5 ngày hoặc dai dẳng kéo dài tới hơn 10 ngày.
Viêm xoang mãn thường gây ra bởi viêm nhiễm vi khuẩn hay nấm. Sự viêm nhiễm này rất khó điều trị. Nếu viêm xoang mãn không khỏi sau khi dùng 2 – 3 loại kháng sinh khác nhau thì có thể nghĩ tới phẫu thuật hay kiểm tra mức độ dị ứng. Viêm xoang mãn có thể dẫn tới tình trạng tiết dịch trong mũi kéo dài và khiến tình trạng viêm xoang ngày càng nặng hơn.
Biểu hiện của viêm xoang ở trẻ nhỏ thường gồm: ho, chảy nước mũi kéo dài hơn 7 – 10 ngày và có kèm đau đầu, đau mặt. Nhiều trẻ 2 tuổi hoặc lớn hơn bị viêm xoang mãn do dị ứng và bị viêm tai thường xuyên. Một số loại miễn dịch, đặc biệt là vắc xin liên cầu khuẩn (PCV) và vắc xin Haemophilus type b (Hib), giúp ngăn ngừa viêm tai và viêm xoang.
Những bệnh khác có biểu hiện giống viêm xoang gồm dị ứng, đau răng, cảm lạnh và một số dạng viêm đường hô hấp trên. Nhưng nếu bị tái cảm lạnh hoặc tình trạng tệ hơn sau 7 ngày thì có thể bị viêm xoang hơn là cảm lạnh hay một viêm nhiễm đường hô hấp trên nào đó.
Những nguy cơ dẫn tới viêm xoang
Nguy cơ mắc viêm xoang tăng lên nếu bạn bị cảm lạnh, lây nhiễm vi rút hay vi khủan hoặc bị viêm đường hô hấp trên. Và cả viêm mũi dị ứng cũng có thể dẫn tới viêm xoang.
Một số nguyên nhân khác như vách ngăn lệch, polyp mũi cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang. Cấu trúc mũi bất thường cũng có thể khiến dịch mũi ứ đọng, chảy ngược vào các xoang gây viêm.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm xoang gồm hút thuốc, không khí ô nhiễm, sử dụng quá nhiều thuốc xịt thông mũi, thời tiết giá lạnh, áp suất không khí thay đổi nhanh (đi máy bay) và bơi lội trong nước tù đọng.
Nhân Hà (Dan tri)
Theo Health
Bình luận (0)