“Ngồi” dù rất thoải mái nhưng vẫn không có lợi cho sức khoẻ. Theo nghiên cứu chỉ rõ: ngồi lâu có thể gây ra 18 chứng bệnh sau: bệnh xương cổ, bệnh xương sống thắt lưng , ăn uống không ngon miệng…
Tổ chức Y tế thể giới (WTO) năm 2003 đã chỉ rõ: mỗi năm có hơn 2 triệu người chết vì bệnh tim, bệnh tiểu đường do ngồi lâu gây ra.Vậy nên, vì sức khoẻ, không nên “ngồi chờ chết”.
Tư thế ngồi góp phần giảm thiểu các bệnh do ngồi mà ra
Bệnh xương cổ
Nguyên nhân: Nguồn gốc của bệnh xương cổ là sau khi sụn đệm cột sống thoái hoá, chèn ép rễ dây thần kinh, tuỷ sống hoặc động mạch cột sống từ đó gây ra các loại bệnh.
Tư thế ngồi không đúng hoặc ngồi lâu trước máy tính trong một thời gian dài sẽ dễ gây ra mệt mỏi cho cơ gáy sau cổ, gây nên đau nhức ở cổ và vai, chuột rút ở cơ gáy, thậm chí xuất hiện đầu đau hoa mắt. Kéo dài như vậy, tới lúc trung niên tất yếu sẽ dẫn đến sụn đệm cột sống thoái hoá, gây nên bệnh xương cổ.
Đối sách: Khi sử dụng máy tính cần giữ tư thế ngồi đúng, khi ngồi hai chân chạm đất, đôi chân cần sử dụng vững chắc để điều tiết bàn làm việc, ghế và cả đệm chận.
Nếu dùng đệm chân thì nên đảm bảo đủ độ rộng rãi để cho chân có thể hoạt động tự do trong phạm vi bàn làm việc. Nên thường xuyên dạng chân và thay đổi tư thế chân.
Cần thường xuyên đứng lên “cách ly” khỏi bàn làm việc đi đi lại lại hoặc thường xuyên thay đổi vị trí của chân để cho cả cơ thể người được thư giãn.
Không nên để hộp, thùng hay đồ vật khác ở dưới bàn vì như thế sẽ hạn chế không gian hoạt động của chân.
Gợi ý: Bài tập Yoga cho xương cổ rất thích hợp với người hay ngồi “ôm” máy tính.
Bệnh xương sống thắt lưng
Nguyên nhân: Do ngồi lâu, hoặc ngồi ở tư thế không đúng, hoặc chỉ ngồi cố định ở một tư thế mà làm cho các tế bào mô mềm của phần lưng ở trong trạng thái chịu áp lực cao, trong thời gian kéo dài khiến tế bào mô mềm thiếu máu, từ đó gây ra cơ lưng mệt mỏi, tổn thương.
Đối sách: Cần giảm bớt thời gian ngồi, hoặc ngồi một lúc thì nên thay đổi tư thế, đứng dậy vận động một chút, cũng có thể làm mát xa cho vùng lưng trong giờ nghỉ giải lao.
Gợi ý: tập 4 chiêu thức Yoga để điều chỉnh vùng lưng, eo và còn có thể làm đẹp “núi đôi”.
Xương cùng bị tổn thương
Nguyên nhân: Nếu cảm thấy xương cùng phần mông đau nhức từng cơn, có lúc liên tục 2-3 ngày làm bạn ngồi không yên thì đó là một biểu hiện của tổn thương xương cùng.
Triệu chứng đau xương cùng bao gồm xung quanh xương cùng, vùng mông có hiện tượng nhấn vào đau và đau chân, phạm vi bao gồm xương cùng, cơ mông và tế bào mô mềm xung quanh. Thường xuyên ngồi lâu trong tư thế không đúng, chèn ép thần kinh xương cùng thì sẽ gây ra tổn thương và đau nhức cho xương cùng.
Đối sách: Hàng ngày cần giữ tư thế ngồi đúng, giảm nhẹ áp lực cho xương cột sống, vận động nhiều.
Những người bị đau xương cùng mãn tính, điều quan trọng nhất là cần phải hạn chế giảm bớt hoặc tránh cho chỗ đau không phải hứng chịu áp lực.Thông thường khi ngồi có thể kê một chiếc đệm tròn trên ghế, giảm nhẹ áp lực ở chỗ đau. Dáng ngồi thẳng có thể phân tán áp lực phần mông và xương sống,làm cho người bị đau có thể ngồi lâu hơn được một chút.
Khi ở nhà, cần thường xuyên lấy túi nóng chườm vào chỗ đau hoặc trị liệu theo đông y sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Gợi ý: tập các bài tập làm cơ thể mềm mại.
Mông mọc “mụn”
Nguyên nhân: Mông “mọc mụn” có nghĩa là phần mông mọc lên những nốt mụn đỏ đau nhức.
Thì ra xương ở phần mông cơ thể người là do xương chậu cấu thành, trong đó xương vòng là một tổ hợp quan trọng cấu thành nên xương chậu, xương ngồi phân làm hai nhánh trên dưới, hai nhánh xương sẽ khớp nối tạo thành nút xương ngồi. Khi cơ thể chúng ta ở tư thế ngồi, nút xương ngồi vừa vặn tiếp xúc với mặt ghế, Thời gian dài ngồi mải mê làm việc hoặc ngồi khoanh chân lâu dễ làm cho khớp xương ngồi “xung đột” với ghế ngồi. Hơn nữa trong thời gian dài chịu tải trọng nặng, thương tích bị cọ xát, chèn ép không hợp lý sẽ dẫn đến viêm mụn mủ do bị thương, loại mụn này đa phần phát sinh ở trên một mặt xương ngồi, điều này có thể có liên quan đến việc ngồi ở tư thế không cân bằng.
Đối sách: Cải thiện nơi ngồi. Bình thường nếu có thói quen ngồi ghế gỗ, ghế cứng nên thay đổi ngồi ghế dạng mềm hoặc sofa, hoặc đặt tấm lót ghế bằng bông hoặc tấm lót bằng vải trên ghế cứng để có thể làm giảm sụ cọ xát và “sự đối chọi” giữa vật cứng và khớp xương ngồi.
Gợi ý: Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng mềm mại.
Cơ bắp đau nhức
Nguyên nhân: Hàng ngàn vạn tế bào trong cơ thể cần dựa vào sự lưu thông của máu để hoàn thành các chức năng trao đổi chất cũ mới. Ngồi lâu có thể làm cho lượng máu kèm theo khí ô xy trong cơ thể giảm đi, phân áp khí ô xy giảm thấp, lượng máu cac-bon đi-ô-xit tăng, phân áp cac-bon đi-ô xit tăng cao, gây ra cơ bắp đau nhức, cứng đờ, mất linh hoạt và suy thoái nhanh.
Đối sách: Chuyên gia y học kiến nghị, những người do tính chất công việc cần phải ngồi lâu, không nên ngồi liền tù tì mấy tiếng đồng hồ, tốt nhất là cách 2 tiếng nên đứng dậy hoạt động tầm 10 phút, có thể đi dạo hoặc tập một số bài thể dục nào đó.
Gợi ý: 8 chiêu thức trong bài tập thể dục giảm nhẹ áp lực
Ăn uống không ngon
Nguyên nhân: Ngồi lâu toàn thân thiếu vận động sẽ làm cho nhu động dạ dày yếu đi, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, lâu ngày sẽ xuất hiện chứng chán ăn, ăn uống không ngon, tiêu hoá không tốt và thậm chí cả chướng bụng, đầy bụng…
Những người phải ngồi lâu bên bàn làm việc không vận động, thức ăn dung nạp vào cơ thể hàng ngày đều tích tụ ở dạ dày đường ruột, làm cho dạ dày đường ruột “nặng gánh”, thời gian dài căng thẳng , nhu động cũng không đuợc “nghỉ ngơi”, từ đó có thể gây ra các chứng mãn tính khó chữa cho dạ dày và 12 đốt đường ruột như viêm loét, thủng lỗ, và chảy máu…
Đối sách: Tập hình thành nên thói quen ăn chủ yếu là các loài thực vật. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm như đậu và các chế phẩm từ đậu, tảo biển, các loại thân rễ, củ, rau xanh và hoa quả. Những thực phẩm hàm chứa chất xơ phong phú có thể đẩy mạnh nhu động đường ruột, rút ngắn thời gian thức ăn đi qua dạ dày đường ruột, làm cho cơ hôi gây nên niêm mạc đường ruột từ các chất có hại trong thức ăn giảm đi, giúp đẩy những chất có hại ra ngoài, giảm bớt độc hại.
Dương Hằng/dan tri
Theo h863
Bình luận (0)