Cúc hoa trắng chỉ to bằng cái khuy áo, còn tên gọi là bạch cúc, tên khoa học là Chrysanthenum thuộc họ cúc (Compositeae). Cúc hoa giàu dược tính nên còn là vị thuốc quý.
Người ta thường thu hoạch vào lúc hoa còn chưa nở và phơi khô trong bóng râm hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ thấp, cất bảo quản sử dụng dần. Tốt nhất mỗi khi sử dụng làm thuốc thì nên dùng cúc hoa trắng đang còn tươi sẽ có hiệu quả hơn cúc hoa trắng khô.
Người ta thường thu hoạch vào lúc hoa còn chưa nở và phơi khô trong bóng râm hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ thấp, cất bảo quản sử dụng dần. Tốt nhất mỗi khi sử dụng làm thuốc thì nên dùng cúc hoa trắng đang còn tươi sẽ có hiệu quả hơn cúc hoa trắng khô.
Hằng ngày sử dụng kim cúc trắng tức bạch cúc pha trà uống lâu dài sẽ làm mắt sáng ra và trẻ lâu. |
Theo Đông y, cúc hoa trắng có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, quy vào các kinh phế, can, thận, tác dụng tán phong, thanh nhiệt, mát gan, sáng mắt, chữa trị phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt nhức đầu, mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt.
Liều sử dụng trung bình từ 9 – 15g cho dạng thuốc sắc, có thể sử dụng tươi, giã nhỏ đắp vào chỗ đau, mụn nhọt, ghẻ lở…
Sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị liệu từ bạch cúc để tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
– Làm sáng mắt: Hằng ngày sử dụng kim cúc trắng tức bạch cúc pha trà uống lâu dài sẽ làm mắt sáng ra và trẻ lâu.
– Chữa hoa mắt, chóng mặt: Cúc hoa trắng 10g, ngải cứu 12g, rau má 8g, hoa thiên lý 10g, lá đinh lăng (loại lá nhỏ dùng gói nem) 8g sắc lấy nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 5 ngày liền.
– Chữa chứng cao huyết áp: Bạch cúc 10g, hoa hòe 8g, lạc nhân 3g sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống 10 thang liền.
– Chữa đau đầu: Bạch cúc 9g, hoa nhài 3g, rau má 10g, cúc bách nhật 5g. Sắc thuốc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 ngày liền.
BS Hoàng Xuân Đại / Khoa học & Đời sống
Bình luận (0)