Các sinh tố (vitamin) mặc dù không trực tiếp kiến tạo cấu trúc cơ thể nhưng đã hỗ trợ các phản ứng sinh học của cơ thể đem lại quá trình chuyển hóa các men, chất vi lượng giúp tăng trưởng thể trọng, phát triển cơ bắp, xương và các mô. Do vậy, chớ nên lầm lẫn sinh tố là chất bổ dưỡng mà sử dụng bừa bãi, gây hại cho sức khỏe.
Thói quen ăn nhiều ớt đỏ sẽ làm cơ thể bị thừa sinh tố A
Thực tế, có hai loại sinh tố (loại tan trong nước: nhóm B, C và loại tan trong mỡ, dầu là A, D, E, K). Chất hòa tan của sinh tố luôn liên quan đến con đường mà sinh tố đó hấp thụ, vận chuyển và lưu trữ trong cơ thể. Tuy nhiên, loại sinh tố tan trong nước không bao giờ tích tụ lâu trong cơ thể, chỉ có loại sinh tố tan trong các chất béo mới được lưu trữ lâu dài ở các tế bào gan, mô mỡ. Thức ăn hằng ngày là nguồn cung cấp chính các sinh tố cho cơ thể.
Ví dụ khi dùng axit nicotinie (PP) quá liều, máu dễ bị đông, gây tắc mạnh, co thắt động mạch chủ, huyết áp tăng cao, đột biến, xơ tâm nhĩ. Hoặc dùng sinh tố C liều cao sẽ toan huyết (máu chứa dịch axit nhiều hơn muối), tăng sự nghẽn mạch máu (thrombonus). Trong máu lạm chứa sinh tố B1 sẽ thừa kháng sinh gây dị ứng, trẻ bị ban đỏ, phù nề; người già dễ mắc chứng choáng, đau đầu (hai thái dương phù mạch).
Gan, lá lách dễ bị sưng, mật ngừng tiết vị tố gây xơ, viêm gan, chán ăn, ngứa lở loét da, đau xương chậu, đùi, hay buồn nôn là do thừa sinh tố A (có nhiều trong cà rốt, ớt đỏ, củ dền tím, đỏ). Tốt nhất nên đến lương y để được chẩn trị và kê toa bổ sung hoặc loại bớt lượng sinh tố cho phù hợp thể trạng.
Đông y sĩ Kiều Bá Long / TNO
Bình luận (0)