Đây là chứng bệnh khó trị nhưng không phải bất trị, nếu biết trị đúng căn bệnh và kê đơn thuốc phù hợp cơ địa người bệnh.
Theo công thức thập tam phương của Tuệ Tĩnh thì bệnh chứng cảm mạo bốn mùa xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên đến người già, có chung triệu chứng là, ngoài da lạnh và nội tạng nóng, phổi luôn khò khè khó thở, ho có đàm, buổi chiều hơi sốt hoặc sốt cao, ngực ê buốt, đau tức, dễ nôn ọe, lưỡi, cổ họng khô, đắng, nổi rêu, trắng, mệt mỏi.
Chứng bệnh này có thể biến chứng thành sốt tê liệt và á khẩu nếu không trị liệu đúng thuốc.
Tía tô – lá trị cảm thông dụng.
Người bị cảm mạo bốn mùa có thể tham khảo toa thuốc sau:
Nhân sâm 7,5gr, tía tô diệp 7,5gr, cát căn 7,5gr, tiền hồ 7,5gr, bán hạ 7,5gr, trần bì 7,5gr, phục linh7,5gr, cát cánh 0,5gr, chỉ xác 0,5gr, mộc hương 0,5gr, cam thảo 0,3gr. Sắc với 750ml nước còn 250ml, sôi trong 10 phút thì nhắc xuống, thêm 3g gừng tươi, 2 quả táo tàu đỏ. Uống 5 lần/ngày. Theo lý giải của Tuệ Tĩnh, sau 10 ngày uống, các vị thuốc sẽ có các tác dụng như: Nhân sâm trợ lực, tía tô diệp chống phong hàn, phát tán khí hư ở phế quản. Tiền hồ trừ đờm. Cát căn giải cơ thoát nhiệt, trần bì, bán hạ, phục linh, cam thảo giáng khí âm, cắt ho, khó thở. Mộc hương điều khí chỉ thống kiện tùy hòa vị, kích thích tiêu hóa.
Bài thuốc có thể gia giảm (tùy theo bệnh nặng, nhẹ) như: Nếu sốt nhiều cơn thì bỏ mộc hương, thêm lượng hoàng cầm và sài hồ. Nếu ho ra máu, chảy máu cam thì bỏ mộc hương thêm chi tử sao 0,5gr, ô mai 0,3gr, thiên môn 0,3gr, bạch mao căn 0,5gr. Khi sốt có nôn mửa thì thêm hoắc hương và sa nhân đều 5gr.
Các vị thuốc kể trên đều có bán tại các hiệu thuốc nam và phòng khám đông y. Người bệnh cần theo đúng đơn thuốc và uống đúng giờ, đúng lượng theo chỉ định.
Lương y Dương Tấn Hưng / TNO
Bình luận (0)