Mùa hè oi bức, món canh mướp sẽ vừa mát vừa bổ. Dân gian hay dùng mướp hương hoặc mướp khía.
Theo y học cổ truyền, quả mướp có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, làm mát máu, giải độc, thông kinh mạch, thông sữa, bổ khí, an thai. Quả mướp kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu.
Do thành phần có chứa nhiều chất nhày nên quả mướp còn có tính làm dịu các cơn kích ứng niêm mạc phế quản gây ho. Vào mùa hè có thể nấu canh mướp cho trẻ con ăn để phòng ngừa ban sởi.
Chất xơ của quả mướp có vị ngọt, tính bình, tác dụng kháng viêm, thông mạch, lợi tiểu, được dùng chữa đau khớp, đau cơ, đau ngực, phụ nữ bế kinh, viêm tuyến vú, phù thũng (mỗi ngày 10-15 g nấu lấy nước uống).
Lá mướp có vị đắng hơi chua, tính lạnh, tác dụng kháng viêm, long đờm, chữa ho, ho gà, đau đầu, sốt, khát nước mùa hè. Dùng ngoài đắp vết thương cầm máu, tổ đỉa, chốc lở (mỗi ngày từ 10-15 g lá khô hoặc 50 g lá tươi sắc uống thay nước trong ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng).
Hạt mướp có vị ngọt, tính bình tác dụng long đờm giảm ho, dùng chữa giun đũa và chứng táo bón ở người lớn tuổi (mỗi ngày 5-10 g hạt, sắc uống). Lấy 15-30 g rễ mướp sắc nước uống mỗi ngày để chữa chứng viêm mũi dị ứng.
Tua cuốn dây mướp làm dịu cơn đau thắt lưng, ho, viêm mũi và viêm khí quản (dùng 30-60 g mỗi ngày dạng thuốc sắc). Để tăng tác dụng lợi tiểu có thể dùng 60 g sắc trong 600 ml nước, chia 3-4 lần uống trong ngày.
Món canh mướp nên sử dụng quả mướp tươi nấu với thịt nạc băm nhỏ hoặc càng tốt hơn nếu nấu chung với vài lạng nấm rơm tươi thay thế thịt, vừa ngọt vừa bổ, vì nấm rơm có chứa nhiều thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tẩy độc tế bào. Phụ nữ ăn nấm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Nếu phụ nữ đang cho con bú thì món canh mướp không những giúp gia tăng sự tiết sữa cho con mà còn giúp giữ vóc dáng cân đối, chống béo phì. Vì vậy người dân Ấn Độ còn xem cây mướp như là một loại thuốc bổ đắng và tẩy độc cơ thể.
Mọi người đều có thể ăn canh mướp. Tuy nhiên, vì quả mướp có chứa nhiều chất xơ, chất nhầy và có tính lợi tiểu tiện nên những người tì hư, lạnh bụng, đi lỏng phân nát cần hạn chế dùng. Nếu cần có thể bỏ thêm vài lát gừng để khắc phục tình trạng trên. Trong tuần nên ăn 1-2 lần là tốt.
Do thành phần có chứa nhiều chất nhày nên quả mướp còn có tính làm dịu các cơn kích ứng niêm mạc phế quản gây ho. Vào mùa hè có thể nấu canh mướp cho trẻ con ăn để phòng ngừa ban sởi.
Chất xơ của quả mướp có vị ngọt, tính bình, tác dụng kháng viêm, thông mạch, lợi tiểu, được dùng chữa đau khớp, đau cơ, đau ngực, phụ nữ bế kinh, viêm tuyến vú, phù thũng (mỗi ngày 10-15 g nấu lấy nước uống).
Lá mướp có vị đắng hơi chua, tính lạnh, tác dụng kháng viêm, long đờm, chữa ho, ho gà, đau đầu, sốt, khát nước mùa hè. Dùng ngoài đắp vết thương cầm máu, tổ đỉa, chốc lở (mỗi ngày từ 10-15 g lá khô hoặc 50 g lá tươi sắc uống thay nước trong ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng).
Hạt mướp có vị ngọt, tính bình tác dụng long đờm giảm ho, dùng chữa giun đũa và chứng táo bón ở người lớn tuổi (mỗi ngày 5-10 g hạt, sắc uống). Lấy 15-30 g rễ mướp sắc nước uống mỗi ngày để chữa chứng viêm mũi dị ứng.
Tua cuốn dây mướp làm dịu cơn đau thắt lưng, ho, viêm mũi và viêm khí quản (dùng 30-60 g mỗi ngày dạng thuốc sắc). Để tăng tác dụng lợi tiểu có thể dùng 60 g sắc trong 600 ml nước, chia 3-4 lần uống trong ngày.
Món canh mướp nên sử dụng quả mướp tươi nấu với thịt nạc băm nhỏ hoặc càng tốt hơn nếu nấu chung với vài lạng nấm rơm tươi thay thế thịt, vừa ngọt vừa bổ, vì nấm rơm có chứa nhiều thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tẩy độc tế bào. Phụ nữ ăn nấm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Nếu phụ nữ đang cho con bú thì món canh mướp không những giúp gia tăng sự tiết sữa cho con mà còn giúp giữ vóc dáng cân đối, chống béo phì. Vì vậy người dân Ấn Độ còn xem cây mướp như là một loại thuốc bổ đắng và tẩy độc cơ thể.
Mọi người đều có thể ăn canh mướp. Tuy nhiên, vì quả mướp có chứa nhiều chất xơ, chất nhầy và có tính lợi tiểu tiện nên những người tì hư, lạnh bụng, đi lỏng phân nát cần hạn chế dùng. Nếu cần có thể bỏ thêm vài lát gừng để khắc phục tình trạng trên. Trong tuần nên ăn 1-2 lần là tốt.
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)