Theo công bố của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, mức học phí phổ thông mới sẽ không vượt quá 6% thu nhập gia đình và có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện vùng miền, từng địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, mức học phí 6% thu nhập gia đình là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số.
Sau hơn ba năm soạn thảo, đề án học phí và đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đã được Bộ chính trị thông qua và sẽ trình Quốc hội phê duyệt trong kỳ họp tháng 5.
The công bố của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, mức học phí phổ thông mới sẽ không vượt quá 6% thu nhập gia đình và có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện vùng miền, từng địa phương. Sắp tới, tỉnh sẽ là đơn vị quyết định mức học phí phù hợp với thu nhập bình quân của tỉnh; những gia đình có thu nhập thấp hơn mức bình quân sẽ được miễn, giảm. Dự kiến sẽ có khoảng 20% người dân trong một địa phương có nhu cầu được miễn, giảm học phí.
The công bố của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, mức học phí phổ thông mới sẽ không vượt quá 6% thu nhập gia đình và có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện vùng miền, từng địa phương. Sắp tới, tỉnh sẽ là đơn vị quyết định mức học phí phù hợp với thu nhập bình quân của tỉnh; những gia đình có thu nhập thấp hơn mức bình quân sẽ được miễn, giảm. Dự kiến sẽ có khoảng 20% người dân trong một địa phương có nhu cầu được miễn, giảm học phí.
Học phí mới, dù đóng góp theo khả năng chi trả cũng sẽ cao hơn so với học phí hiện hành.
|
Tuy nhiên, cho đến nay, mức học phí 6% thu nhập gia đình là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số đối với phần đông phụ huynh học sinh có con đi học.
Thử tính toán một cách cơ học đối với một địa phương có điều kiện kinh tế xã hội vào mức khá là Hải Phòng, với thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD năm 2008, thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 1,6 triệu đồng thì dự kiến mức học phí phổ thông bình quân sẽ là 96.000 đồng một tháng. Trong khi đó, từ năm học 2003 – 2004, học phí hằng tháng ở bậc THCS của Hải Phòng dao động từ 14.000 – 27.500 đồng; bậc THPT: 21.000 – 40.000 đồng (tuỳ thuộc vào khu vực nội hoặc ngoại thành).
Cũng cách tính này với Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 khoảng 1.700 USD, thì mức học phí tương đương vào khoảng 120.000 – 130.000 đồng một tháng. Như vậy, rõ ràng là học phí mới, dù đóng góp theo khả năng chi trả cũng sẽ cao hơn so với học phí hiện hành.
Hơn nữa, mức thu nhập được công bố hằng năm ở mỗi địa phương chỉ là mức bình quân, còn ngay trong một tỉnh, khoảng cách giàu nghèo cũng rất xa nhau. Vì vậy, để công bằng, các cơ quan quản lý phải nắm được thu nhập người dân một cách chính xác để tránh xảy ra hiện tượng xin được làm “hộ nghèo”.
Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Trên thực tế, ngoài học phí, các gia đình phải chi trả rất nhiều khoản cho việc học của con như tiền xây dựng trường, tiền cơ sở vật chất, tiền học thêm, tiền hội phụ huynh, tiền đồng phục… Theo Luật Giáo dục, những khoản thu này không hợp pháp và các trường không được thu. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, việc thu các khoản ngoài học phí vẫn ngoài tầm kiểm soát của Bộ GD-ĐT.
Thử tính toán một cách cơ học đối với một địa phương có điều kiện kinh tế xã hội vào mức khá là Hải Phòng, với thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD năm 2008, thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 1,6 triệu đồng thì dự kiến mức học phí phổ thông bình quân sẽ là 96.000 đồng một tháng. Trong khi đó, từ năm học 2003 – 2004, học phí hằng tháng ở bậc THCS của Hải Phòng dao động từ 14.000 – 27.500 đồng; bậc THPT: 21.000 – 40.000 đồng (tuỳ thuộc vào khu vực nội hoặc ngoại thành).
Cũng cách tính này với Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 khoảng 1.700 USD, thì mức học phí tương đương vào khoảng 120.000 – 130.000 đồng một tháng. Như vậy, rõ ràng là học phí mới, dù đóng góp theo khả năng chi trả cũng sẽ cao hơn so với học phí hiện hành.
Hơn nữa, mức thu nhập được công bố hằng năm ở mỗi địa phương chỉ là mức bình quân, còn ngay trong một tỉnh, khoảng cách giàu nghèo cũng rất xa nhau. Vì vậy, để công bằng, các cơ quan quản lý phải nắm được thu nhập người dân một cách chính xác để tránh xảy ra hiện tượng xin được làm “hộ nghèo”.
Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Trên thực tế, ngoài học phí, các gia đình phải chi trả rất nhiều khoản cho việc học của con như tiền xây dựng trường, tiền cơ sở vật chất, tiền học thêm, tiền hội phụ huynh, tiền đồng phục… Theo Luật Giáo dục, những khoản thu này không hợp pháp và các trường không được thu. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, việc thu các khoản ngoài học phí vẫn ngoài tầm kiểm soát của Bộ GD-ĐT.
Theo baodatviet.vn
Bình luận (0)