Trong tác phẩm nổi tiếng “Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên”, có một đoạn kể về cô bé Alice khi bị lạc vào xứ sở thần tiên, cô sợ hãi bỏ chạy, chạy mãi cho đến khi gặp một con mèo.
Alice hỏi con mèo: Tớ đi đường nào bây giờ? Con mèo trả lời: Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu chứ? Alice đáp lại: Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến. Con mèo: Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến cái nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng được!
Quả thật, chẳng phải con mèo chịu thua trong việc chỉ đường cho Alice, mà ngay cả những người thông thái nhất cũng đành lắc đầu khi phải chỉ đường cho một người mà không hề biết rõ đích đến của mình là nơi đâu!
Sự lúng túng của Alice làm ta chợt giật mình: Vậy mục đích của cuộc đời mình là gì!?
Câu chuyện “Alice và con mèo” nói trên thực chất cũng là một cách tiếp cận gần gũi để chúng ta suy ngẫm về câu chuyện cuộc đời của mỗi con người.
Thật vậy, nhiều khi chúng ta cứ sống ngày qua ngày, năm này qua năm khác như vậy, mà rất ít khi dành chút thời gian để dừng lại và tự hỏi: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu? Rốt cuộc là mình sẽ dùng cuộc đời mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không? Mình muốn có một cuộc đời ra sao? Làm sao để có một cuộc đời như thế? Cuộc đời mình nên được "quản trị" như thế nào?…
Nội dung chương trình đào tạo "QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI"
Phần I: Bàn về một số khái niệm cơ bản
Thế nào là “Con người”? Thế nào là “Con người có giáo dục”?
Thế nào là “Thành công”? Thế nào là “Thành đạt”? Thế nào là “Hạnh phúc”?
Thế nào là “Cuộc sống”? Thế nào là “Cuộc đời”? Thế nào là “Cuộc đời đáng sống”?
Phần II: Mô hình "Quản Trị Cuộc Đời"
Hiểu rõ bản thân? (Understanding Yourself)
Hoài bão và Lẽ sống (Life Vision & Mission)
Chiến lược cuộc đời (Life Strategy/Plan)
Năng lực cốt lõi (Core Competences)
Giá trị nền tảng / Văn hóa cá nhân (Core Values)
Phần III: Một số kỹ năng sống căn bản
Kỹ năng giải quyết vấn đề; Thói quen để thành công; Tư duy tích cực; Nguyên tắc 1/99; Kỹ năng vượt nghịch cảnh; Kỹ năng sáng tạo;…
(Nội dung chương trình nói trên thuộc tác quyền của LiMA, vui lòng ghi rõ nguồn khi sử dụng nội dung hay mô hình này)
|
Đến câu chuyện “Quản trị cuộc đời”
Từ bao đời nay, khi nói đến quản trị, người ta thường nói đến quản trị quốc gia hay quản trị doanh nghiệp, chứ ít ai nói đến “quản trị cuộc đời” hay “quản trị bản thân”.
Tuy nhiên, ai cũng biết, để một quốc gia thành công thì chắc chắn quốc gia đó phải được quản trị tốt, để một doanh nghiệp thành công thì doanh nghiệp đó phải được quản trị tốt, để một gia đình hạnh phúc thì gia đình đó cũng phải được “quản trị” tốt.
Và để có một cuộc đời thành công cũng vậy, chắc chắn cuộc đời đó cũng phải được “quản trị” tốt.
Đối với quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp thì chúng ta đã có cả một hệ thống các ngành khoa học liên quan và có một hệ thống lý luận khá đầy đủ. Vậy còn đối với “quản trị cuộc đời” thì có đủ quan trọng và có đủ khó khăn để hình thành một chuyên ngành hay một chương trình đào tạo?
Tất nhiên là vô cùng quan trọng và tất nhiên là vô cùng khó khăn. Và đó cũng chính là lý do vì sao chuyên ngành và chương trình đào tạo quản trị cuộc đời được ra đời, phát triển và có hệ thống lý luận vô cùng phong phú.
Peter Drucker – một triết gia về quản trị (Management Philosopher), người được xem là “cha đẻ” khoa học quản trị hiện đại của thế giới (Father of Modern Management), và cũng là người khởi xướng chuyên ngành “Quản trị cuộc đời” (theo cách gọi của ông là “Managing oneself”) cho rằng: “Chúng ta đang sống trong một thời kỳ của những thay đổi khó lường, bởi vậy nếu bạn có hoài bão, có chiến lược tốt cho cuộc đời của mình, thì bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được đỉnh cao sự nghiệp trong cuộc đời bạn. Và sự thật, chính mỗi chúng ta mới là "nhà quản trị" của cuộc đời mình.”
Và chương trình “Quản trị cuộc đời” của LiMA
Từ những nghiên cứu chuyên sâu của chúng tôi về chuyên ngành này, cùng với định hướng giáo dục cơ bản là “Học những gì đặc biệt cần thiết cho cuộc đời, nhưng chưa được dạy hay ít được dạy ở trường”, Trường Quản Trị Cuộc Đời LiMA đã thiết kế, biên soạn và triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam chương trình đào tạo “Quản trị cuộc đời” / “Life Management” / “Self Leadership”.
Chương trình đào tạo đặc biệt này bao gồm 05 (năm) nội dung chủ đạo, theo “Mô hình Quản Trị Cuộc Đời” (Life Management Model) do LiMA là tác giả, cụ thể là: (1) Thấu hiểu bản thân; (2) Hoài bão và lẽ sống; (3) Chiến lược cuộc đời; (4) Năng lực cốt lõi; (5) Hệ giá trị nền tảng.
Chương trình này được tách ra thành 2 chương trình riêng biệt, với nội dung chi tiết khác nhau (dù cùng một mô hình “Quản trị cuộc đời”), dành cho 2 đối tượng khác nhau, đó là chương trình dành cho người lớn và chương trình dành cho học sinh, sinh viên.
Đây là một chương trình đào tạo và cũng là một môn học mới, rất mới ở Việt Nam ta. Mục tiêu chính của việc ra đời môn học này là để góp phần giúp người học nâng cao “giá trị con người” của mình (kể cả người chưa thành công và những người đã rất thành công).
Cụ thể là, chương trình được biên soạn không chỉ dành cho những người có mong muốn “tái cấu trúc” / “sắp xếp lại” cuộc đời mình, mà chương trình còn được thiết kế đặc biệt dành cho người tự tin rằng mình có tài năng, có khát vọng vươn lên và có mong muốn biết cách tối đa hóa giá trị cuộc đời mình, để từ đó sớm có được một cuộc đời thành công hơn và một cuộc sống hạnh phúc hơn, và đồng thời được những người hiểu biết mến trọng.
Chương trình học bổng "QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI"
Với mong muốn góp phần lan tỏa rộng rãi những giá trị nhân văn, cũng như những lý luận nền tảng về cuộc đời và con người trong cộng đồng xã hội, LiMA dành tặng 100 suất học bổng chương trình “Quản trị cuộc đời” cho những ứng viên trả lời thuyết phục 02 (hai) câu hỏi của “Hội Đồng Xét Chọn” và cũng là 02 điều kiện quan trọng nhất để được xét cấp học bổng như sau:
1. Theo bạn, như thế nào là một cuộc đời đáng sống?
2. Vì sao Trường LiMA nên chọn bạn để trao học bổng?
Chương trình xét chọn học bổng diễn ra liên tục, 50 suất học bổng của đợt đầu tiên sẽ được xét chọn trước ngày 14/04/2010 và 50 suất học bổng của đợt tiếp theo sẽ được xét chọn trước ngày 06/06/2010. Vui lòng xem hướng dẫn chi tiết về quy chuẩn bài luận (trả lời hai câu hỏi trên) và tải mẫu “Bản Đăng Ký Dự Tuyển” tại website: www.LiMA.edu.vn Bài luận tham dự chương trình học bổng, vui lòng gửi về địa chỉ HocBong@LiMA.edu.vn.
|
Mọi chi tiết xin liên hệ Trường quản trị cuộc đời LiMA
Tòa nhà PACE (Cơ sở II): 42/4 Hồ Hảo Hớn, Q1, TP HCM
ĐT: 38370890; Email: info@LiMA.edu.vn
|
Bình luận (0)