Từ một phát hiện vào năm 1940, rằng súc vật thử nghiệm nếu thiếu sinh tố B5 (pantothen) sẽ dễ bị viêm da, bạc lông và rụng lông, B5 đã được xếp vào nhóm hoạt chất sinh học cần thiết cho cấu trúc lành mạnh của da, móng và tóc.
Sau này, nhờ tiến bộ trong ngành sinh hóa, người ta đã ghi nhận sinh tố B5 không chỉ tác động trên da niêm mà hơn xa thế nữa. Trong toàn bộ quy trình biến dưỡng, dù là với chất béo, đạm hay đường, B5 đều đảm nhiệm vai trò điều chỉnh như một cột đèn tín hiệu giao thông nơi ngã tư. Tùy theo hàm lượng của sinh tố này mà nhiều phản ứng sinh hóa được gia tốc hay trì hoãn cho phù hợp với nhu cầu trong từng thời điểm của cơ thể.
Không lạ gì nếu các thành phần cần được tân trang thường xuyên trong cơ thể (như tóc, móng, biểu bì…) dễ rơi vào tình trạng thoái hóa khiến tóc rụng, móng gãy, da khô nhám, vì thiếu B5.
Pantothen theo tiếng cổ Hy Lạp có nghĩa là “khắp nơi”, do sinh tố này hầu như có mặt trong đủ loại thực phẩm, đặc biệt trong thịt, cá biển và mễ cốc. Trái với định kiến hễ rụng tóc là do thiếu B5, dấu hiệu nổi bật khi cơ thể thiếu sinh tố này là mệt mỏi, mất ngủ, da khô và nứt nẻ gót chân.
Bệnh chứng đặc thù với hậu quả nghiêm trọng do thiếu B5 hầu như không có trên thực tế, vì nhu cầu hằng ngày của cơ thể không cao nên khó đến độ bị thiếu hụt trầm trọng; ngoại trừ trường hợp suy dinh dưỡng lâu ngày, hay thường gặp hơn ở người quá căng thẳng thần kinh, vì pantothen bị tiêu hao rất nhanh khi tuyến thượng thận phải hoạt động liên tục dưới áp lực của stress.
Nhờ hiểu rõ hơn nên chỉ định của sinh tố B5 cũng đã được mở rộng rất nhiều. Không chỉ là thành phần thường gặp trong dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng da…, B5 từ lâu đã là nhân tố quan trọng trong dược phẩm chữa bệnh mắt, tai, mũi, họng, bệnh ngoài da (nhờ tác dụng làm lành vết thương và ngừa sẹo xấu).
Nếu trước đây B5 được dùng trong bệnh phổi thì nhiều thầy thuốc bây giờ đang ứng dụng sinh tố này với liều cao để điều trị chứng viêm đa thần kinh ngoại biên, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Đáng tiếc là nếu chỉ người rụng tóc mới dùng sinh tố B5, vì nguyên nhân trong đa số trường hợp rụng tóc lại không do thiếu B5 thì sẽ đáng tiếc hơn nữa nếu để đến độ thiếu hụt B5 khi sinh tố này quá dễ kiếm ở nước ta. Và thật bất ngờ khi chúng có rất nhiều trong hai món rẻ tiền lại dễ tìm: Dưa gang và nấm rơm.
Không lạ gì nếu các thành phần cần được tân trang thường xuyên trong cơ thể (như tóc, móng, biểu bì…) dễ rơi vào tình trạng thoái hóa khiến tóc rụng, móng gãy, da khô nhám, vì thiếu B5.
Pantothen theo tiếng cổ Hy Lạp có nghĩa là “khắp nơi”, do sinh tố này hầu như có mặt trong đủ loại thực phẩm, đặc biệt trong thịt, cá biển và mễ cốc. Trái với định kiến hễ rụng tóc là do thiếu B5, dấu hiệu nổi bật khi cơ thể thiếu sinh tố này là mệt mỏi, mất ngủ, da khô và nứt nẻ gót chân.
Bệnh chứng đặc thù với hậu quả nghiêm trọng do thiếu B5 hầu như không có trên thực tế, vì nhu cầu hằng ngày của cơ thể không cao nên khó đến độ bị thiếu hụt trầm trọng; ngoại trừ trường hợp suy dinh dưỡng lâu ngày, hay thường gặp hơn ở người quá căng thẳng thần kinh, vì pantothen bị tiêu hao rất nhanh khi tuyến thượng thận phải hoạt động liên tục dưới áp lực của stress.
Nhờ hiểu rõ hơn nên chỉ định của sinh tố B5 cũng đã được mở rộng rất nhiều. Không chỉ là thành phần thường gặp trong dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng da…, B5 từ lâu đã là nhân tố quan trọng trong dược phẩm chữa bệnh mắt, tai, mũi, họng, bệnh ngoài da (nhờ tác dụng làm lành vết thương và ngừa sẹo xấu).
Nếu trước đây B5 được dùng trong bệnh phổi thì nhiều thầy thuốc bây giờ đang ứng dụng sinh tố này với liều cao để điều trị chứng viêm đa thần kinh ngoại biên, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Đáng tiếc là nếu chỉ người rụng tóc mới dùng sinh tố B5, vì nguyên nhân trong đa số trường hợp rụng tóc lại không do thiếu B5 thì sẽ đáng tiếc hơn nữa nếu để đến độ thiếu hụt B5 khi sinh tố này quá dễ kiếm ở nước ta. Và thật bất ngờ khi chúng có rất nhiều trong hai món rẻ tiền lại dễ tìm: Dưa gang và nấm rơm.
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)