Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tránh lợi dụng tài trợ để ép đóng góp

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT va ban hành Thông tư quy đnh v tài tr cho các cơ s giáo dc thuc h thng giáo dc quc dân có hiu lc thi hành t ngày 18-9 ti; thay thế Thông tư s 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10-9-2012 ca B GD-ĐT.

Thông tư quy đnh không vn đng tài tr đ chi tr thù lao ging dy; các khon chi liên quan trc tiếp cho cán b qun lý, giáo viên, ging viên… Trong nh: Mt tiết hc ca sinh viên ĐH. Ảnh: T.Trân

Thông tư này quy định về vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tài trợ cho giáo dục quy định tại Thông tư này là các khoản đóng góp, hỗ trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật hoặc phi vật chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Theo đó, việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân hay tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo. Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải được công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục được nhận tài trợ, tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành. Việc quản lý, sử dụng các khoản tài trợ phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và không để thất thoát, lãng phí. Không tiếp nhận các hiện vật không đáp ứng mục đích sử dụng trong cơ sở giáo dục, hiện vật độc hại, nguy hiểm đối với môi trường, sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học.

Khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho cơ sở giáo dục theo sự thỏa thuận, hướng dẫn của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung như: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Không vận động tài trợ để chi trả thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên…

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và dự toán ngân sách được cơ quan Nhà nước giao, định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng GD-ĐT phê duyệt (đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS); báo cáo sở GD-ĐT phê duyệt (đối với cơ sở giáo dục THPT và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc sở)… Sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT có trách nhiệm thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trường hợp phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy trình, quy định và không công khai minh bạch thì phải yêu cầu cơ sở giáo dục dừng triển khai. Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ…

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)