Sở dĩ như vậy là vì sữa chua làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc kháng sinh.
Không nên ăn sữa chua ngay khi uống thuốc kháng sinh.
|
Khi uống thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó có nên uống cùng men tiêu hóa? Thuốc kháng sinh và sữa chua có tác động qua lại như thế nào và nếu cần thiết phải sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý?
Vai trò của sữa chua đối với sức khỏe
Sữa chua (yaourt) là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80 – 90oC. Sữa chua được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như probiotics (Lactobacillus bulgaricus, Streptocoocus thermophilus).
Quá trình lên men giúp cho các chất dinh dưỡng trong sữa được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa hơn. Trong đó, các thành phần như protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men chuyển thành lactic, dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa nên tránh được tiêu chảy. Ngoài ra, sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu can-xi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.
Sữa chua còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón. Một số chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. Các thành phần có trong sữa chua giúp giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.
Tại sao không ăn sữa chua khi uống kháng sinh?
Trong đường ruột của con người có khoảng 400 loại vi khuẩn có lợi sinh sống, chúng giúp cho cơ thể bảo vệ và duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại như Ecoli, Yersinia và Helicobacter pylori trong đường ruột bằng cách tăng acid luminal, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại bám vào thành ruột.
Trong hầu hết các trường hợp, khi ta uống một loại kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại gây ra các căn bệnh, ví dụ như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai mũi họng thì kéo theo đó các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt theo. Uống kháng sinh liều cao hoặc dài ngày có thể dẫn đến tình trạng các vi khuẩn không gây bệnh trong ruột bị tiêu diệt, phá hoại quan hệ giữa vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn không gây bệnh. Những tác động trên sẽ kéo theo sự giảm sút của hệ miễn dịch, gây nên các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, trướng bụng, ăn uống giảm sút, bí đại tiện, đầu choáng váng, mắt tối sầm, tai nghễnh ngãng…
Do số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột sẽ bị giảm đáng kể, sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bị mất đi. Sau đó, các loại vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển và lan truyền nhiều hơn mà phổ biến nhất là vi khuẩn Clostridium difficile, vi khuẩn gây nên tiêu chảy. Loại tiêu chảy này thường được gọi là tiêu chảy do thuốc kháng sinh gây ra.
Ngày nay, với sự ra đời của khoa học công nghệ, những loại vi khuẩn tốt còn được chế tạo và bán trên thị trường dưới dạng thuốc mà ta hay gọi là men tiêu hóa. Những sản phẩm này thường được gọi chung là “chế phẩm sinh học” (probiotics). Probiotics có chứa những vi sinh vật có thể tồn tại độc lập, cố định trong một số lượng vừa đủ. Những chế phẩm này thường ở dạng viên nang, viên nén, dạng nước hoặc đôi khi được kết hợp vào trong thực phẩm. Vì vậy sau mỗi đợt uống thuốc kháng sinh, người bệnh thường được các thầy thuốc kê đơn dùng các sản phẩm men tiêu hóa để bổ sung một lượng vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh rất quan trọng này.
Ngày nay, với sự ra đời của khoa học công nghệ, những loại vi khuẩn tốt còn được chế tạo và bán trên thị trường dưới dạng thuốc mà ta hay gọi là men tiêu hóa. Những sản phẩm này thường được gọi chung là “chế phẩm sinh học” (probiotics). Probiotics có chứa những vi sinh vật có thể tồn tại độc lập, cố định trong một số lượng vừa đủ. Những chế phẩm này thường ở dạng viên nang, viên nén, dạng nước hoặc đôi khi được kết hợp vào trong thực phẩm. Vì vậy sau mỗi đợt uống thuốc kháng sinh, người bệnh thường được các thầy thuốc kê đơn dùng các sản phẩm men tiêu hóa để bổ sung một lượng vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh rất quan trọng này.
Tuy nhiên, có một loại thực phẩm có tác dụng gần giống như khi ta dùng các sản phẩm men tiêu hóa, đó là sữa chua vì sữa chua có các vi khuẩn có lợi như đã nói ở trên. Sữa chua là một món ăn rất khoái khẩu, vì thế người bệnh sẽ dung nạp được tốt hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sữa chua có chứa Lactobacillus acidophilus, loại vi khuẩn có lợi chiếm số lượng nhiều nhất trong số các vi khuẩn có lợi sinh sống trong thành ruột của con người. Dựa vào những số liệu nghiên cứu khoa học thì việc sử dụng probiotics sẽ làm giảm 52% nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh.
Việc bổ sung probiotics như sữa chua có thể giúp thay thế những vi khuẩn có lợi đã bị tiêu diệt. Bởi thế sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bị tiêu chảy. Việc ăn bổ sung sữa chua ở các bệnh nhân hay phải dùng kháng sinh sẽ có tác dụng làm cho các vi khuẩn bị ức chế trong dạ dày và ruột không có cơ hội phát triển, những vi khuẩn có lợi được khôi phục và trở về trạng thái cân bằng. Nhờ những tác dùng này, tác động tiêu cực mà kháng sinh mang lại sẽ được loại bỏ.
Phần lớn các thuốc kháng sinh được dùng hiện nay gây ức chế đối với cả vi khuẩn gây bệnh và không gây bệnh. Việc ăn bổ sung sữa chua sau thời kỳ uống kháng sinh là để giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên cần phải dùng đúng cách, sau khi đã hết liệu trình điều trị kháng sinh. Có một số mạng thông tin xã hội viết ăn sữa chua ngay khi đang uống kháng sinh hoặc trộn thuốc kháng sinh vào sữa chua để cho trẻ ăn là không hợp lý và làm mất tác dụng của cả hai loại khi chúng song hành với nhau.
Theo ThS. Lê Quốc Thịnh
SK&ĐS
Bình luận (0)