Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

An toàn cho trẻ ở nhà cao tầng, cách nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Tr em té ngã t nhà cao tng là vn đ đã đưc cnh báo rt nhiu, nhưng tình trng này vn tiếp din gây nên nhng v tai nn thương tâm. V tai nn khiến mt bé trai 3 tui t vong chung cư The Eastern (qun 9) mi đây tiếp tc là hi chuông cnh báo, nht là đi vi nhng gia đình có con nh.

Ban công cn đưc thiết kế đúng quy chun đ đm bo an toàn cho tr

Nhng v tai nn thương tâm

Nạn nhân của vụ tai nạn tại chung cư The Eastern (đường liên phường, phường Phú Hữu, quận 9) là bé T.N.T.P sống ở một căn hộ tầng 5, block A. Vào lúc 7 giờ sáng 8-5, bé cùng mẹ tiễn cha đi làm ở dưới khuôn viên. Sau đó hai mẹ con trở về căn hộ, trong lúc mẹ loay hoay dọn dẹp nhà cửa thì bé chơi ở hành lang. Sau đó bé vào thang máy lên tầng 16 và rơi từ tầng này xuống đất. Khi cư dân phát hiện đã lập tức đưa bé đi cấp cứu ở Bệnh viện quận 2 nhưng em không qua khỏi. Từ đầu năm đến nay, tai nạn liên quan đến trẻ em đã từng xảy ra ở chung cư quận 2, quận 4 và quận 6. Trong đó có vụ xảy ra vào trưa ngày 1-1-2019, nạn nhân tử vong sau khi rơi từ tầng 8, block A, chung cư River Gate (quận 4) là một bé trai 4 tuổi. Tương tự, vào đêm 6-3, tại tầng 6 chung cư Summer Square (quận 6), bé trai Huỳnh Chính Văn (4 tuổi) khi ra ban công chơi bất ngờ bị rơi xuống đất, mặc dù được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa nhưng bé cũng không qua khỏi.

Trong những tháng đầu năm 2019, thủ đô Hà Nội cũng là nơi đã từng xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc ở những khu chung cư cao tầng. Vụ tai nạn gần nhất xảy ra vào khoảng 22 giờ ngày 24-4 tại khu nhà ở xã hội Ecohome 1 (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm). Nạn nhân là một bé gái sống ở tầng 10, khi được cha dẫn lên nhà người thân ở tầng 12 chơi, bé đã bò qua cửa sổ rơi xuống đất và tử vong tại bệnh viện trong tình trạng giãn đồng tử, đa chấn thương.

Cách nào an toàn cho tr

Đề cập đến vấn đề an toàn ở chung cư, ông Khương Văn Mười (Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho biết, theo quy định 06-2010 tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy nổ, đối với nhà ở và cơ quan thì lối ra ban công hoặc lô gia được xem là lối thoát hiểm khẩn cấp khi có cháy. Tuy nhiên, ông Mười lưu ý hiện nay có nhiều căn hộ thiết kế cố định rào chắn bít bùng (chuồng cọp) ở ban công hoặc lô gia để bảo đảm an toàn cho con trẻ, nhưng kiểu làm này sẽ gây khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy. Do đó, các hộ dân cần tính đến những phương án phù hợp để đảm bảo sự an toàn cả trẻ con cũng như người lớn. Lưu tâm đến vấn đề này, chị Phan Thị Thùy Trang (cư dân chung cư Ehomes, quận 9) cho biết, rất nhiều hộ dân có con nhỏ trong chung cư này đã lắp đặt lưới an toàn ban công, lô gia, cửa sổ… Tính ưu việt của loại lưới này là có thể cắt lưới trong khoảng 3-5 phút trong trường hợp có cháy, thay vì “nội bất xuất – ngoại bất nhập” đối với kiểu lưới chuồng cọp cố định. Cũng chọn giải pháp lưới an toàn ở lô gia, anh Trương Văn Tuyên (ngụ tầng 9, block A, chung cư 8X Đầm Sen, quận Tân Phú) khẳng định: “Để bảo vệ con, phụ huynh nên tránh tình trạng để trẻ chơi tự do mà không có sự giám sát của người lớn. Đặc biệt tuyệt đối không nên để con ở nhà một mình, không để những vật dụng gần cửa sổ hay lô gia (như ghế ngồi, bồn hoa), vì đây sẽ là những “bệ đỡ” cho trẻ leo trèo gây nên những tai nạn đáng tiếc”.

Bên cạnh những giải pháp phòng vệ chủ động của các hộ dân, ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM) lưu ý các công trình, nhà cao tầng cần được thiết kế theo quy chuẩn xây dựng của Việt Nam để đảm bảo an toàn cho các cư dân, nhất là đối với trẻ em. Cụ thể, QCXDVN 05:2008 “Nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khỏe” do Bộ Xây dựng ban hành quy định, chung cư cao tầng từ tầng thứ 6 trở xuống được phép hình thành ban công hướng ra ngoài trời (có 3 mặt tiếp giáp với không gian ngoài trời); từ tầng thứ 7 trở lên phải làm lô gia (lô gia là khoảng thụt vào bên trong của căn hộ, chỉ có một mặt tiếp giáp với không gian bên ngoài). Bên cạnh đó, cạnh chắn các mặt trống của sàn (hàng rào) ban công hoặc lô gia phải sử dụng chấn song dọc (không làm thanh ngang) để trẻ em không thể leo trèo; khoảng cách giữa 2 chấn song không được lớn hơn 1 tấc (10cm) để đảm bảo trẻ em không thể chui qua.

Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm (Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam) cho biết, các bộ quy chuẩn quốc gia về nhà ở và công trình công cộng do Bộ Xây dựng ban hành quy định các cạnh trống của sàn, ban công, lô gia, mái, giếng trời và các lỗ mở (bao gồm cả cửa sổ) đều phải có lan can chắn. Từ tầng 9 trở lên, chiều cao của lan can hoặc rào chắn phải đạt tối thiểu 1,4m (các vị trí khác tối thiểu 1,1m), phải có khả năng chịu được tác động của lực ngang và bảo đảm khe hở của lan can không đút lọt quả cầu có đường kính 10cm… Tuy nhiên, trên thực tế, một số chủ đầu tư đã không thiết kế đúng quy chuẩn, công tác giám sát xây dựng và nghiệm thu công trình chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, Nhà nước cần tăng cường kiểm tra để đơn vị thi công đúng thiết kế, giám sát chặt chẽ việc nghiệm thu công trình, chỉ khi nào bảo đảm các điều kiện theo quy định mới đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho các cư dân.

Vũ Phương

 

Bình luận (0)