Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục cảm xúc, giúp trẻ tự tin

Tạp Chí Giáo Dục

Sao con m thế, ăn ít h? Con có đưc hc sinh gii không? Hc tp b đim kém thì có đáng b đòn không?… Đó đu là nhng câu hi mà ngưi ln vô tình “gây tn thương” đến con tr, đc bit là cm xúc ca con. Ti sao không quan tâm đến vic con có thích không, vui hay bun mà ch tp trung vào vic ngưi ln mun hay không?

Mt ph huynh đt câu hi v vn đ giáo dc cm xúc cho con trong ta đàm

Để giúp phụ huynh hiểu con và có cách giáo dục cũng như thấu hiểu con, mới đây, Học viện Sáng tạo Công nghệ TeKy và Tomato Children’s Home phối hợp tổ chức tọa đàm “Giáo dục cảm xúc, giúp trẻ tự tin và trưởng thành”. Theo ThS. Nguyễn Thúy Phương Uyên (Giám đốc Đào tạo Tomato về các vấn đề giáo dục cảm xúc), trong những năm gần đây, tình trạng trẻ bị tự kỷ hoặc bỏ học ngang gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ không hiểu con, không chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng cho con ngay từ nhỏ, từ đó khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm.

ThS. Uyên cho biết có 5 nhóm kỹ năng cốt lỗi mà trẻ cần có là: Nhận thức bản thân, quản lý bản thân, nhận thức xã hội, kỹ năng giao tiếp và cuối cùng là ra quyết định có trách nhiệm.

Để trẻ có được những kỹ năng trên, theo ThS. Uyên: Đầu tiên là ở kỹ năng nhận thức bản thân, khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ nhận thức được cảm xúc nhưng lại không biết mô tả như thế nào. Vì vậy, cha mẹ phải trang bị cho con những từ vựng cảm xúc bằng cách thường xuyên nói chuyện về cảm xúc với con; hỏi con như thế nào; dạy con những từ vựng mô tả cảm xúc như: vui, buồn, xấu hổ, tức giận…; thảo luận về một nhân vật trong sách, trong phim hay dùng truyện và các hoạt động nghệ thuật, thủ công để nói về cảm xúc… Đặc biệt nhất, cha mẹ nên chấp nhận và hỗ trợ con bày tỏ cảm xúc của mình. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy không bị cô độc, bốc đồng, mất kiểm soát, tránh dẫn đến đánh nhau, có những hành vi tiêu cực khác. Thứ hai, quản lý bản thân. Cha mẹ không nên tiếp tục câu chuyện trong lúc trẻ cảm thấy tức giận, có hành vi đập phá đồ đạc mà giúp trẻ tự nhìn nhận, điều chỉnh cảm xúc của mình bằng cách tạo khoảng lặng (tức tìm cho trẻ một góc nào đó yên tĩnh) để suy xét về mình. Sau đó cha mẹ đợi con một thời gian rồi nói chuyện lại. Lúc này, cha mẹ tìm hiểu thực hư, giúp con tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Thứ ba, nhận thức xã hội. Cha mẹ dạy con biết đồng cảm bằng việc đặt trẻ vào tình huống của người khác. Sau đó gợi ý cho con nói lên cảm xúc và có hành động như thế nào trong tình huống đó. Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng sợ con vất vả, dựa vào độ tuổi của trẻ để phân chia công việc nhà. Việc này sẽ rèn luyện kỹ năng tự giác, để sau này lớn lên trẻ biết cách sống độc lập hơn. Thứ tư, kỹ năng giao tiếp. Thường xuyên cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người để được nói chuyện, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình cũng như hiểu được người khác, hòa nhập cộng đồng, xây dựng mối quan hệ và có tinh thần đồng đội. Và cuối cùng là dạy con ra quyết định có trách nhiệm. Ở kỹ năng này, cha mẹ giúp con tìm ra giải pháp bằng cách đặt ra một số câu hỏi: Vấn đề của con là gì? Con định giải quyết như thế nào? Với cách giải quyết đó, điều gì sẽ xảy ra? Sau đó cha mẹ cho con lựa chọn. Nếu sự lựa chọn của con không đúng thì cha mẹ định hướng cho con chọn cách khác.

Theo ThS. Uyên, vai trò của cha mẹ trong giáo dục cảm xúc của con rất quan trọng, nhất là trẻ từ 3 đến 18 tuổi. Vì khi cha mẹ quan tâm, tôn trọng cảm xúc của con thì trẻ sẽ tự tin, bản lĩnh và làm chủ tâm trạng tiêu cực của mình cũng như tìm ra vấn đề mà bản thân mắc phải để tự giải quyết một cách tốt đẹp. “Hãy là người mà bạn muốn con trở thành chứ đừng cáu gắt, hỏi cung, bắt trẻ phải làm theo ý mình trong khi trẻ không muốn”, ThS. Uyên nhắn nhủ.

Kiu Khánh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)