Theo quy định của Bộ Y tế, giới hạn chì tối đa trong các loại quả là nhỏ hơn hoặc bằng 0,1mg/kg, ngũ cốc đậu đỗ nhỏ hơn hoặc bằng 0,2mg/kg. Tuy nhiên, kết quả thăm dò ban đầu trong 12 mẫu sản phẩm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì 5 mẫu nhiễm chì và kim loại nặng…
Mớ rau muống nõn nà này có thể nhiễm chì nặng |
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nguyên nhân của việc nhiễm chì có thể do nguồn nước và cách bảo quản thực phẩm của người bán. Như để gần đường, không che đậy, khói bụi bắt vào cũng có khả năng nhiễm chì.
ThS Phạm Mỹ Linh, Viện Nghiên cứu Rau quả Quốc gia cho hay, thường thực phẩm nhiễm chì là do môi trường ô nhiễm, trồng ở những nơi có nguồn đất, nguồn nước bị nhiễm độc hoặc dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh… bị nhiễm chì hoặc các chất độc hoá học khác để chứa đựng thực phẩm; để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nơi ô nhiễm. Đặc biệt, hầu hết phân bón rau quả đều có chì ở các mức độ khác nhau khiến thực phẩm bị ảnh hưởng.
ThS.BS Phan Hướng Dương, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, chì tích lũy vào cơ thể dễ dẫn đến suy thận, phù não, phá huỷ tế bào não… Đặc biệt đối với trẻ em thì còn nguy hiểm hơn, bởi chì vào cơ thể người lớn thì đa số tích tụ trong xương, nhưng vào cơ thể trẻ em thì thường tích tụ ở máu, não, thận khiến trẻ hay bại liệt não.
Phạm Hằng / Bee.net
Bình luận (0)