Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Lá trầu không chữa bệnh phổi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngoài việc lá trầu chứa một lượng protein chất béo, muối khoáng, chất xơ và canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin, vitamin C thì trong lá trầu còn chứa cả chất tanin đường và tinh dầu. Lá trầu có tác dụng chữa một số bệnh thông thường theo cách đơn giản mà người dân hay áp dụng là hơ nóng hoặc giã nát vắt nước cốt hay trộn nước lá trầu với mật ong. 

Lá trầu không. Ảnh: Internet
Một số bài thuốc chữa bệnh với lá trầu:
Trị chứng bệnh về phổi: Khi bị bệnh phổi ngoài điều trị thuốc nếu thấy ho và khó thở thì lấy lá trầu tẩm dầu mù tạt hơ ấm đặt lên ngực day nhẹ sẽ dễ chịu, đỡ ho.
Trị chứng viêm họng, ho: Lấy lá trầu xay nhuyễn cùng hoa quả tươi cho thêm ít mật ong, ngậm lâu và có thể nuốt càng tốt.
Trị chứng đau đầu: Lấy lá trầu giã giập xoa vào thái dương và đỉnh đầu
Trị chứng suy nhược thần kinh: Lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu trộn với một thìa mật ong chia uống 2 lần trong ngày.
Giảm đau lưng: Dùng lá trầu hơ nóng hoặc nước cốt lá trầu trộn với dầu dừa rồi đắp lên thắt lưng sẽ cho kết quả tốt.
Giúp vết thương mau lành: Vắt nước cốt lá trầu rửa vết thương rồi dùng lá trầu sạch phủ lên, băng lại sau 2 ngày vết thương sẽ kín miệng.
Trị chứng tiểu rắt: Vắt lấy nước cốt lá trầu pha với một lượng sữa loãng, 1 chút đường sẽ sớm có kết quả.
Trị chứng táo bón: Khi trẻ bị táo bón lấy lá trầu ngâm trong dung dịch thầu dầu, cuộn nhỏ lại đút vào hậu môn kích thích trực tràng co bóp đẩy phân ra ngoài.
Trị vết bỏng nước sôi: Khi bị bỏng nước sôi diện tích không lớn, không sâu thì có thể dùng lá trầu hơ nóng nhẹ cho mềm rồi phết một lớp thầu dầu đặt nhẹ lên vết bỏng. Nên dùng vào ban đêm, bỏ lá thuốc ra khỏi vết bỏng vào buổi sáng.
BS Thành Đức / Tiền  Phong

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)