Hạt gấc trông bề ngoài gần giống con ba ba nên Đông y gọi vị thuốc từ hạt gấc là mộc miết tử (con ba ba gỗ). Màng đỏ ngoài hạt gấc chín có chứa vitamin A quan trọng trong việc phòng các bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, trẻ em chậm lớn, ung thư gan nguyên phát. Ngoài ra màng ngoài hạt gấc còn chưa prorein, lipit, gluxit, xơ…
Quả gấc và hạt gấc. Ảnh: Internet |
Trị chứng sốt rét: Hạt gấc, vảy con tê tê lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu đun ấm, uống lúc bụng đói.
Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Dùng hạt gấc giã nát với một ít rượu 30 – 40 độ, đắp lên vùng tổn thương sẽ mau lành.
Trị chứng trĩ: Lấy hạt gấc giã nát thêm một ít gấm thanh, gói thuốc vào vải sạch, đắp vào hậu môn để qua đêm. Mỗi đêm đắp thuốc 1 lần.
Trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương: Dùng hạt gấc đốt vỏ cháy thành than nhưng nhân hạt chỉ vàng không cháy. Giã nát, cứ khoảng 20 – 40 hạt cho 400 – 500 ml rượu vào ngâm dùng dần. Rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ tụ máu rất tốt.
Trị chai chân: Khi bị dị vật găm vào chân gây sừng hóa tế bào biểu bì của gan bàn chân thì lấy nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) giã nát cho thêm một ít rượu trắng 35 – 40 độ. Bọc thuốc trong túi nilon. Dán kín miệng túi. Khoét 1 lỗ nhỏ bằng chỗ chai chân, áp thuốc vào đó. Cứ 2 ngày thay thuốc 1 lần. Làm liên tục khoảng 5 – 7 ngày thì chỗ chai chân sẽ tự rụng ra.
BS Nguyễn Thị Thêu / TPO
Bình luận (0)