Nếu muốn tự phòng ngừa thì chỉ việc ngừng hút thuốc lá; không uống quá nhiều rượu, bia; thay đổi thói quen ăn uống; tập thể dục thể thao.
Mỡ trong máu hiện diện dưới 2 dạng chính là cholesterol và triglycerid. Lipid là chất béo không tan trong nước và chỉ có thể vận chuyển dễ dàng trong máu khi kết hợp với lipoprotein.
Nhờ ở dạng lipoprotein mà cholesterol và triglycerid được vận chuyển đi khắp cơ thể, cung cấp những chất cần thiết cho hoạt động của các tế bào.
Có 2 loại lipoprotein là lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) và lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL). Cholesterol kết hợp với lipoprotein tỉ trọng cao thì gọi là cholesterol có lợi (HDL-c) cho cơ thể, vì chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol từ trong thành mạch trở về gan. Cholesterol kết hợp với lipoprotein tỉ trọng thấp thì gọi là cholesterol có hại (LDL-c) cho cơ thể vì chúng gây xơ mỡ động mạch.
Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 quá trình gây hại và bảo vệ. Như vậy, khi muốn biết có bị rối loạn mỡ trong máu hay không, ta cần làm những xét nghiệm có 4 thành phần, gồm: cholesterol toàn phần, LDL-c, HDL-c và triglycerid. Nếu bác sĩ ghi kết luận cholesterol toàn phần tăng cao hơn 240 mg% thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tim đã tăng lên 2 đến 3 lần; LDL – c tăng cao trên 170 mg% làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và HDL – c giảm thấp dưới 35 mg% cũng làm tăng các nguy cơ tai biến về mạch máu và xơ mỡ động mạch; triglyceride cũng tương tự, khi tăng thì nguy cơ xơ mỡ động mạch cao hơn.
Để phòng ngừa và điều trị rối loạn mỡ trong máu, nếu dùng thuốc thì phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chứ không tùy tiện tự mua và điều trị theo quảng cáo. Nếu muốn tự phòng ngừa thì chỉ việc ngừng hút thuốc lá; không uống quá nhiều rượu, bia; thay đổi thói quen ăn uống; tập thể dục thể thao.
Trong chế độ ăn uống cần lưu ý 3 vấn đề:
Có 2 loại lipoprotein là lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) và lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL). Cholesterol kết hợp với lipoprotein tỉ trọng cao thì gọi là cholesterol có lợi (HDL-c) cho cơ thể, vì chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol từ trong thành mạch trở về gan. Cholesterol kết hợp với lipoprotein tỉ trọng thấp thì gọi là cholesterol có hại (LDL-c) cho cơ thể vì chúng gây xơ mỡ động mạch.
Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 quá trình gây hại và bảo vệ. Như vậy, khi muốn biết có bị rối loạn mỡ trong máu hay không, ta cần làm những xét nghiệm có 4 thành phần, gồm: cholesterol toàn phần, LDL-c, HDL-c và triglycerid. Nếu bác sĩ ghi kết luận cholesterol toàn phần tăng cao hơn 240 mg% thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tim đã tăng lên 2 đến 3 lần; LDL – c tăng cao trên 170 mg% làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và HDL – c giảm thấp dưới 35 mg% cũng làm tăng các nguy cơ tai biến về mạch máu và xơ mỡ động mạch; triglyceride cũng tương tự, khi tăng thì nguy cơ xơ mỡ động mạch cao hơn.
Để phòng ngừa và điều trị rối loạn mỡ trong máu, nếu dùng thuốc thì phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chứ không tùy tiện tự mua và điều trị theo quảng cáo. Nếu muốn tự phòng ngừa thì chỉ việc ngừng hút thuốc lá; không uống quá nhiều rượu, bia; thay đổi thói quen ăn uống; tập thể dục thể thao.
Trong chế độ ăn uống cần lưu ý 3 vấn đề:
– Nếu bị béo phì hay dư cân nặng thì cần thiết phải giảm cân. Chất béo ăn vào hằng ngày không quá 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể.
– Giảm ăn mỡ bão hòa (có trong thành phần mỡ bơ, phô mai, sô-cô-la, dầu dừa…).
– Giảm cholesterol trong bữa ăn hằng ngày (có trong sữa toàn phần, trứng, phủ tạng động vật như gan, lưỡi, thận…).
– Tập thể dục thể thao. Mỗi lần tập cố gắng được 30-45 phút và ít nhất 4-7 lần/tuần.
Theo ThS Phan Hữu Phước
NLĐ
Bình luận (0)