Con tôi 14 tháng tuổi, từ nhỏ miệng cháu lúc nào cũng chảy dãi. Nhưng gần đây nước dãi có mùi hôi. Xin hỏi cháu bị bệnh gì ? Làm thế nào để cháu hết chảy dãi?
Bùi Thị Hạnh(Thái Nguyên)
Chảy dãi là hiện tượng thường thấy ở trẻ trong thời kỳ đầu sơ sinh. Tuy nhiên, sự chảy dãi ở trẻ cũng không phải đều là hiện tượng bình thường, có trường hợp do bệnh lý, các bậc cha mẹ nên biết phân biệt.
Trẻ nhỏ nhiều dãi mắc bệnh gì? Ảnh minh họa.
Như chúng ta đều biết, nước bọt là do tuyến nước bọt tiết ra. Trẻ từ 3 – 4 tháng là giai đoạn tuyến nước bọt phát triển và hoàn thiện nên lượng nước bọt tiết ra cũng tăng lên nhưng lúc này chức năng nuốt nước bọt chưa kiện toàn, khoang miệng còn nông, động tác ngậm miệng và nuốt còn chưa phối hợp chặt chẽ nên có hiện tượng chảy dãi.
Từ 6 – 7 tháng trẻ bắt đầu mọc răng, sự kích thích thần kinh trong xoang miệng do mọc răng cũng dẫn đến tăng tiết nước dãi. Thường sau quá trình mọc đủ răng sữa, hiện tượng chảy nước dãi sinh lý này sẽ tự nhiên mất đi.
Tuy nhiên, cần phân biệt nước dãi bệnh lý, có một số trẻ bị viêm niêm mạc miệng hoặc lở loét lưỡi, viêm họng, amidan cũng gây chảy dãi vì khi nuốt nước bọt trẻ bị đau nên ngại nuốt. Loại chảy nước dãi này thường có màu vàng và mùi hôi, phải cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa.
BS.Nguyễn Kim Giang
Theo Sức khỏe & đời sống
Theo Sức khỏe & đời sống
Bình luận (0)