Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh đường tiết niệu ở phụ nữ

Tạp Chí Giáo Dục

Thống kê cho biết, có một trong số hai phụ nữ ở độ tuổi xấp xỉ năm mươi và một trong số sáu phụ nữ ở độ tuổi xấp xỉ ba mươi tuổi mắc phải bệnh này. Có khoảng 80% ca bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình có khả năng chữa khỏi, bằng việc uống thuốc.

Nhìn chung, người ta sẽ dùng liệu pháp giúp co duỗi cho hệ thống cơ của bàng quang có khả năng giảm bớt việc mắc tiểu. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể gây phản ứng như khô miệng, tim đập nhanh hoặc bị táo bón. Điều này đặc biệt gây cản trở đối với những bệnh nhân tỏ ra nhạy cảm với bệnh.
Bạn Nên đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu mắc bệnh để được tư vấn chữa bệnh. Ảnh minh họa: Internet.
Giải pháp chữa trị bằng thuốc uống tỏ ra có hiệu quả hơn, nếu được kết hợp với phục hồi chức năng của vùng đáy chậu và cơ thắt do thầy thuốc chuyên về liệu pháp vận động trực tiếp chỉ dẫn. Thực tế cho thấy, những khó khăn trong điều trị có liên quan đến tính trương lực do cơ bị yếu kém, vì thế giải pháp duy nhất là thực hiện chế độ luyện tập cho hệ cơ.
Cho dù thực hiện hình thức tập luyện bằng các bài tập hoặc sử dụng máy dò âm đạo, đều cần chú ý hoạt động của cơ. Mục đích của liệu pháp vận động nhằm cải thiện sự nhận thức của cơ thể và kiểm soát hiệu quả hơn những co thắt của vùng đáy chậu.
Nên uống khoảng 1,5 lít nước/ ngày và giảm bớt thức uống vào buổi tối, để tránh không phải thức giấc nhiều lần vì mắc tiểu. Hạn chế uống những thức uống có tác dụng kích thích cho bàng quang như cà phê, trà hoặc rượu, những thực phẩm chứa đường, gia vị và chế phẩm từ sữa. Ưu tiên tham gia những môn thể thao như đạp xe, bơi lội, đi bộ thay vì quần vợt hoặc thể dục.
Ngoài ra, tình trạng thường xuyên mắc tiểu có thể cho một dạng bệnh lý về thể chất chẳng hạn như khi bệnh nhân bị ho nhiều hoặc cười quá độ. Trong 25% trường hợp mắc bệnh, hai bệnh lý này đều có liên quan với nhau.
Theo Đỗ Quyên
Sức khỏe & đời sống

Bình luận (0)