Sáng sớm là thời điểm tốt nhất uống nước gừng, bởi qua một đêm nằm điều hoà sẽ khiến khí lạnh tích tụ trong cơ thể. Uống nước gừng giúp tán hàn khí trong cơ thể, khiến cơ thể ra mồ hôi, có tác dụng bài độc.
Nước gừng. |
Gừng tính ôn, có tác dụng ôn vị, kiện tì
Nghiên cứu chứng minh, những người mắc bệnh điều hoà có liên quan mật thiết đến việc cơ thể không ra mồ hôi. Theo Đông y, xuân hạ dưỡng dương, mùa xuân và mùa hè là mùa vạn vật dương khí mạnh, cần nuôi dưỡng phần dương khí của cơ thể.
Tuy nhiên, những người sống ở thành thị từ sáng tới tối phần lớn ở trong phòng điều hoà. Như vậy, dù được ở trong môi trường mát lạnh của điều hoà, nhưng lại khiến phần dương khí của cơ thể bị kìm nén, gây trở ngại cho dương khí phát tán khiến âm dương mất cân bằng. Từ đó khiến hệ miến dịch bị suy giảm.
Theo các chuyên gia, gừng tươi có tác dụng ôn hoà dạ dày, chống nôn mửa, giải độc, ra mồ hôi. Những người sống trong môi trường điều hoà uống nước gừng thường xuyên có thể phòng chống các bệnh do điều hoà gây ra.
Chất gingerol trong gừng tươi sau khi vào cơ thể sản sinh ra một loại enzyme chống oxy hoá, có tác dụng chống lại các phân tử gốc tự do mạnh hơn cả vitamin E. Do đó, người già ăn gừng còn có thể ngăn ngừa các vết tàn nhan xuất hiện do tuổi tác.
Bã gừng tươi còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, mang lại tác dụng kiện tì, giảm đau, ra mồ hôi, giải nhiệt. Tinh dầu gừng tươi giúp hỗ trợ tiêu hoá. Nước gừng tươi có công dụng diệt khuẩn ngoài da, có thể chữa các loại mụn nhọn, lở loét. Ngoài ra, gừng tươi còn có tác dụng làm giảm hoạt tính của các tế bào ung thư, giảm tác hại của bệnh ung thư.
Cách làm nước gừng
– Nước gừng + đường đỏ: gừng già tươi lột vỏ đun cùng đường đỏ với lượng nước vừa đủ trong khoảng nửa tiếng.
– Nước gừng+ táo tầu: cho gừng khô và 30g táo tầu vào nôi đun lửa nhỏ khoảng 40 phút. Sau đó cho thêm 30g đường đỏ, đun sôi. Món này còn có tác dụng trị cảm lạnh.
Theo Phạm Thúy
people/Dân Trí
people/Dân Trí
Bình luận (0)