Ngày 13/9, Hội nghị thế giới lần thứ 19 về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc đã khai mạc tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội nghị do Tổ chức Lao động thế giới (ILO) và Hiệp hội An ninh xã hội quốc tế (ISSA) đồng tổ chức nhằm thúc đẩy văn hóa an toàn và sức khỏe ở nơi làm việc trong môi trường kinh tế toàn cầu không ổn định.
Hội nghị đã thu hút hơn 3.000 nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà lãnh đạo công đoàn và công nghiệp của hơn 100 nước thảo luận các vấn đề liên quan đến một đường lối toàn diện, tích cực đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, đối thoại xã hội và các quan hệ đối tác về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng như những thách thức mới trong thế giới việc làm đầy biến động và tiến trình phục hồi kinh tế thế giới không đồng đều.
Hội nghị cũng nỗ lực xác lập các ưu tiên, các nguyên tắc chỉ đạo về an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc. Lần đầu tiên, quyền được có môi trường lao động an toàn và đảm bảo sức khỏe lành mạnh của người lao động được tuyên bố là quyền con người căn bản.
Tổng Giám đốc ILO, Juan Somavia, nhấn mạnh hầu hết các bệnh tật, thương tật và tử vong liên quan đến việc làm hiện nay trên thế giới thường không được lưu ý và không được thông báo, đồng thời người lao động và gia đình họ thường không được bảo vệ và hỗ trợ để đối phó với thực trạng này.
Báo cáo mới nhất của ILO ghi nhận thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong thập kỷ qua do nhận thức tốt hơn ở nhiều nước về nhu cầu ngăn chặn tai nạn và bệnh nghề nghiệp cũng như về gánh nặng kinh tế khổng lồ cùng với những tác động bất lợi đến năng suất, tuyển dụng lao động và toàn bộ nền kinh tế mà các điều kiện lao động không an toàn và không lành mạnh gây ra cho sức khỏe và cuộc sống của người lao động.
Tuy nhiên, ILO cũng cảnh báo rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến an toàn và sức khỏe cũng như điều kiện làm việc của người lao động. Nhiều tiến bộ đã đạt được trong lĩnh vực này đang bị thu hẹp hoặc biến mất khi các công ty tìm cách duy trì và phát triển sản xuất trong bối cảnh khủng hoảng.
Tăng cường độ lao động do sức ép sản xuất tăng lên khiến các công ty và cả người lao động ít quan tâm đến việc ngăn chặn tai nạn khiến hiệu quả của các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc bị suy giảm.
Các nhân tố tâm lý như stress, quấy rối tình dục hoặc bạo lực tại nơi làm việc đã tác động ghê gớm đến sức khỏe và an toàn của người lao động.
Báo cáo của ILO cho biết tổng số tai nạn và bệnh tật tử vong liên quan đến việc làm vẫn tăng mạnh trong thời gian từ năm 2003 đến 2008.
Số tai nạn lao động gây tử vong giảm từ 358.000 xuống còn 321.000 tai nạn nhưng số người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp lại tăng từ 1,95 triệu lên 2,02 triệu người trong cùng thời kỳ này.
Trung bình mỗi ngày trên thế giới có hơn 6.300 người chết liên quan đến lao động và 317 triệu người lao động bị thương do các tai nạn lao động khác nhau và ở các mức độ khác nhau./.
Hội nghị cũng nỗ lực xác lập các ưu tiên, các nguyên tắc chỉ đạo về an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc. Lần đầu tiên, quyền được có môi trường lao động an toàn và đảm bảo sức khỏe lành mạnh của người lao động được tuyên bố là quyền con người căn bản.
Tổng Giám đốc ILO, Juan Somavia, nhấn mạnh hầu hết các bệnh tật, thương tật và tử vong liên quan đến việc làm hiện nay trên thế giới thường không được lưu ý và không được thông báo, đồng thời người lao động và gia đình họ thường không được bảo vệ và hỗ trợ để đối phó với thực trạng này.
Báo cáo mới nhất của ILO ghi nhận thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong thập kỷ qua do nhận thức tốt hơn ở nhiều nước về nhu cầu ngăn chặn tai nạn và bệnh nghề nghiệp cũng như về gánh nặng kinh tế khổng lồ cùng với những tác động bất lợi đến năng suất, tuyển dụng lao động và toàn bộ nền kinh tế mà các điều kiện lao động không an toàn và không lành mạnh gây ra cho sức khỏe và cuộc sống của người lao động.
Tuy nhiên, ILO cũng cảnh báo rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến an toàn và sức khỏe cũng như điều kiện làm việc của người lao động. Nhiều tiến bộ đã đạt được trong lĩnh vực này đang bị thu hẹp hoặc biến mất khi các công ty tìm cách duy trì và phát triển sản xuất trong bối cảnh khủng hoảng.
Tăng cường độ lao động do sức ép sản xuất tăng lên khiến các công ty và cả người lao động ít quan tâm đến việc ngăn chặn tai nạn khiến hiệu quả của các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc bị suy giảm.
Các nhân tố tâm lý như stress, quấy rối tình dục hoặc bạo lực tại nơi làm việc đã tác động ghê gớm đến sức khỏe và an toàn của người lao động.
Báo cáo của ILO cho biết tổng số tai nạn và bệnh tật tử vong liên quan đến việc làm vẫn tăng mạnh trong thời gian từ năm 2003 đến 2008.
Số tai nạn lao động gây tử vong giảm từ 358.000 xuống còn 321.000 tai nạn nhưng số người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp lại tăng từ 1,95 triệu lên 2,02 triệu người trong cùng thời kỳ này.
Trung bình mỗi ngày trên thế giới có hơn 6.300 người chết liên quan đến lao động và 317 triệu người lao động bị thương do các tai nạn lao động khác nhau và ở các mức độ khác nhau./.
Theo TTXVN/Vietnam+
Bình luận (0)